Sản lượng tôm nuôi từ các nông hộ chiếm ưu thế đối với khu vực ven biển ở Việt Nam. Năm 2006, gần 459 ngàn tấn tôm đã được sản xuất chiếm 12% tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam (USDAFAS 2007). Lượng tôm xuất khẩu chiếm xấp xỉ 34% sản lượng tôm (158 ngàn tấn) mang lại giá trị 1,46 tỷ USD. Sản lượng tôm sản xuất tăng, với chỉ số tăng trưởng khoảng 13% mỗi năm từ năm 2000 đến 2006 (USDAFAS 2007) | KẾT QUẢ CỦA ÁP DỤNG THỰC HÀNH QUẢN LÝ TỐT TRONG NUÔI TÔM Ở BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM Nguyễn Xuân Sức Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 I. GIỚI THIỆU Sản lượng tôm nuôi từ các nông hộ chiếm ưu thế đối với khu vực ven biển ở Việt Nam. Năm 2006 gần 459 ngàn tấn tôm đã được sản xuất chiếm 12 tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam USDAFAS 2007 . Lượng tôm xuất khẩu chiếm xấp xỉ 34 sản lượng tôm 158 ngàn tấn mang lại giá trị 1 46 tỷ USD. Sản lượng tôm sản xuất tăng với chỉ số tăng trưởng khoảng 13 mỗi năm từ năm 2000 đến 2006 USDAFAS 2007 . Trong các năm gần đây dư lượng hoá chất và tồn dư chất kháng sinh đã tìm thấy trong tôm xuất khẩu đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Năm 2003 năm lô hàng ký gửi từ Thừa Thiên Huế vào thị trường Châu Âu bị tiêu huỷ hoặc trả về do phát hiện tồn dư hoá chất và một phần lớn hàng hoá từ các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng bị xử lý tương tự trong năm 2004. Phát triển và phổ biến Thực Hành Quản Lý Tốt BMP tới các nông hộ nuôi tôm hiện nay còn hạn chế bởi sự suy giảm về sản lượng điều kiện môi trường và kinh tế-xã hội cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. BMP đã được sử dụng ở nhiều quốc gia nhằm bổ sung các nguyên tắc chung đối với người nuôi tôm FAO 2005 . BMP được áp dụng một cách tự nguyện và đã trở thành một chiến lược quan trọng được sử dụng rộng rãi nhằm nâng cao tính thị trường của các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản. Một số dự án đã được thực hiện nhằm phát triển thực hành BMP trong nuôi tôm ở Việt Nam ví dụ dự án của DANIDA hay NAFIQAVED . Các dự án này đã đưa ra các tiêu chí BMP riêng biệt và kiểm chứng chúng ở một số quy mô nhỏ. Các kết quả này chưa được phổ biến một cách rộng rãi đến người sản xuất. Lợi ích của việc áp dụng BMP vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Tuy nhiên kinh nghiệm từ các nước Thái Lan Ấn Độ và Bangladesh cho thấy các nông hộ quy mô nhỏ áp dụng BMP đã mang lại kết quả về hiệu quả năng suất và chất lượng SUMA 2004 . Báo cáo này trình bày các kết quả chính của dự án tính khả thi của việc áp dụng Thực hành Quản lý Tốt .