Nam Cao (1915 - 1951) là bút danh của Trần Hữu Tri. Quê ở Đại Hoàng, Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước 1945, dạy học, viết văn, 1943 gia nhập Hội Văn Hóa Cứu quốc. Tham gia cướp chính quyền ở địa phương, 1946 làm phóng viên mặt trận miền Nam Trung Bộ. Sau đó lên Việt Bắc làm công tác Văn nghệ, 1951 hy sinh tại vùng địch hậu Liên khu | Chí Phèo của Nam Cao Tìm hiểu chung 1. Tác giả Nam Cao 1915 - 1951 là bút danh của Trần Hữu Tri. Quê ở Đại Hoàng Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Trước 1945 dạy học viết văn 1943 gia nhập Hội Văn Hóa Cứu quốc. Tham gia cướp chính quyền ở địa phương 1946 làm phóng viên mặt trận miền Nam Trung Bộ. Sau đó lên Việt Bắc làm công tác Văn nghệ 1951 hy sinh tại vùng địch hậu Liên khu III. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạnh. Tác phẩm gồm có trên 60 truyện ngắn và 1 tiểu thuyết Sống mòn Chí Phèo Lão Hạc Mua nhà Đời thừa. là những truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao. Sau Cách mạng Nam Cao viết chưa được nhiều vì ông hy sinh quá sớm truyện ngắn Đôi mắt Nhật ký ở rừng Chuyện Biên giới. Nam Cao có tài kể chuyện ngôn ngữ uyển chuyển gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Giỏi phân tích tâm lý nhân vật. Nhiều trang văn của ông thấm đượm ý vị triết lý trữ tình. Đề tài nông dân nghèo và người trí thức tiểu tư sản được Nam Cao viết rất hay và cảm động. 2. Tác phẩm -Xuất xứ Lúc đầu Nam Cao đặt tên truyện là Cái lò gạch cũ. Nhà xuất bản Đời mời năm 1941 đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Năm 1946 trong tập Luống cày do Hộ Văn hóa cứu quốc xuất bản tác giả đổi tên truyện thành Chí Phèo. -Chủ đề Truyện Chí Phèo nói lên số phận bi thảm của người nông dân nghèo lương thiện bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi không có lối thoát. -Tóm tắt truyện Ở làng Vũ Đại. Một sáng tinh sương anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ. Anh ta rước lấy đem về cho người đàn bà góa mù bà này bán lại cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết hắn bơ vơ mãi năm 18 tuổi hắn làm canh điền cho Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bắt Chí xoa bụng đấm lưng gì đó. Bỗng một hôm Chí Phèo bị người ta giải huyện. Đi tù bảy tám năm sau hắn trở lại làng mặt mày trông khác hẳn gớm chết Về hôm trước thì chiều hôm hắn xách vỏ chai đến thẳng nhà Bá Kiến gây sự. Xô xát với Lý Cường hắn đập vỏ chai rạch mặt kêu trời ăn vạ. Sau cái vụ Năm Thọ Binh chức cụ Bá róc đời xử nhũn