Quả thật, trong kho báu ẩm thực đất Thăng Long, nếu không kể đến bún Phú Đô thì xem như ta đã bỏ quên một viên ngọc quý. Thử hỏi: Có bún nào như bún ấy không? Sợi tròn, thơm dẻo, vị trắng trong. Lẽ thường, để có được một bát cơm dẻo, người nông dân đã phải lao công khổ tứ, từ khâu thu hoạch lúa đến xát gạo, sẩy sàng và nấu. Ấy thế, cái nghề làm bún lại càng cực nhọc hơn. Bác Trần Ngọc Hậu, thợ làm bún lâu năm của làng Phú Đô cho biết,. | Hè vê lại nhớ bún Phú Đô Quả thật trong kho báu ẩm thực đất Thăng Long nếu không kể đến bún Phú Đô thì xem như ta đã bỏ quên một viên ngọc quý. Thử hỏi Có bún nào như bún ấy không Sợi tròn thơm dẻo vị trắng trong. Lẽ thường để có được một bát cơm dẻo người nông dân đã phải lao công khổ tứ từ khâu thu hoạch lúa đến xát gạo sẩy sàng và nấu. Ấy thế cái nghề làm bún lại càng cực nhọc hơn. Bác Trần Ngọc Hậu thợ làm bún lâu năm của làng Phú Đô cho biết để làm ra được những mẻ bún ngon người thợ phải trải qua rất nhiều khâu phức tạp. Những sợi bún Phú đô mềm trắng trong và mát mịn. Điều này thể hiện ngay từ khâu đầu tiên là chọn chất liệu làm bún. Gạo làm bún phải là thứ gạo tẻ dẻo cơm gạo mùa rồi đem vo đãi sạch và ngâm nước. Nước sạch là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định màu và chất lượng của sợi bún. Mùa hè thì gạo được ngâm già nửa buổi. Mùa đông thì ngâm non một ngày. Gạo ngâm xong đem xóc sạch bằng nước lã rồi cho vào cối xay nhuyễn với nước để tạo thành thứ bột gạo dẻo nhuyễn và trước dân làng thường dùng cối đá xay tay để xay nay nhờ sự can thiệp của máy móc nên khâu xay bột không còn mất nhiều thời gian nữa. Công đoạn tiếp theo là ủ bột và chắt bỏ nước chua để đưa lên bàn ép xắt quả bột rồi tiến hành nhào bột đánh thành dung dịch lỏng và đưa qua màn lọc sạn bụi tấm để tạo ra tinh bột. Tinh bột này được đưa vào khuôn để vắt bột. Khuôn bún thường làm bằng chất liệu dạng ống dài phía đầu khuôn có một miếng kim loại đục các lỗ tròn. Trước khi tiến hành vắt bột người ta bắc một nồi lớn rộng miệng đặt trên bếp than hồng đun nước cho sôi già. Kế đó người thợ lấy chiếc đũa cả đảo tay nhanh khuấy cho nước xoáy thành vòng tròn. Rồi người thợ lấy chừng vài cân bột bún cho vào chiếc khăn vải thô rộng khổ. Giữa khăn khoét một khoảng hình tròn để khâu vào miệng chiếc khuôn sắt có nhiều lỗ nhỏ. Sau đó người thợ dùng tay vắt mạnh bột cho chảy thành dòng qua khuôn xuống nồi nước đang sôi réo và cuộn xoáy. Những sợi bún trắng mịn dẻo sẽ theo đà xoáy tròn ấy mà chảy .