Phép đo sức bền cơ nhiệt TMCT (Thermal Mechanical Compression Test) được ứng dụng để đo nhiệt độ hóa mềm Tg-r (glass-rubber transition temperature) của bột gạo ở khoảng ẩm độ thấp từ % cơ sở ướt. Kết quả cho thấy Tg-r tăng khi ẩm độ giảm. Nhiệt độ hóa mềm của gạo đo bằng phép đo sức bền cơ nhiệt tương tự với các kết quả được trình bày trong các nghiên cứu khác sử dụng các phương pháp nhiệt lượng kế quét vi sai DSC (Differential Scanning Calorimetry), phân tích cơ nhiệt (TMA-Thermo-mechanical Analysis) và phân tích cơ nhiệt động (DMTA-Dynamic Mechanical Thermal. | Phần 7 Ứng dụng phép đo sức bền cơ nhiệt Thermal Mechanical Compression Test xác định nhiệt độ hóa mềm Tg_r của gạo 99 Phần 7. Ứng dụng phép đo sức bền cơ nhiệt Thermal Mechanical Compression Test xác định nhiệt độ hóa mềm Tg_r của gạo TÓM TẮT Phép đo sức bền cơ nhiệt TMCT Thermal Mechanical Compression Test được ứng dụng để đo nhiệt độ hóa mềm Tg-r glass-rubber transition temperature của bột gạo ở khoảng ẩm độ thấp từ cơ sở ướt. Kết quả cho thấy Tg-r tăng khi ẩm độ giảm. Nhiệt độ hóa mềm của gạo đo bằng phép đo sức bền cơ nhiệt tương tự với các kết quả được trình bày trong các nghiên cứu khác sử dụng các phương pháp nhiệt lượng kế quét vi sai DSC Differential Scanning Calorimetry phân tích cơ nhiệt TMA-Thermo-mechanical Analysis và phân tích cơ nhiệt động DMTA-Dynamic Mechanical Thermal Analysis . Các kết quả này cho thấy phép đo sức bền cơ nhiệt TMCT có thể ứng dụng để đo nhiệt độ hóa mềm của gạo ở dạng đơn hạt hay dạng bột. Phép thử TMCT với nhân hạt gạo có độ nhạy cao hơn so với bột gạo. Ngoài ra phép đo TMCT còn có ưu điểm đơn giản dễ sử dụng và kinh tế so với các phương pháp khác. GIỚI THIỆU Việc xác định nhiệt độ hóa gương của gạo Tg glass transition temperature tương ứng với hàm lượng ẩm chiếm một vị trí quan trọng 1 2 kể từ khi khái niệm trạng thái gương glass transition được ứng dụng để giải thích hiện tượng nứt hạt gạo trong quá trình sấy. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu liên quan đến việc xác định nhiệt độ hóa gương của tinh bột đều được thực hiện trên hệ nước-tinh bột 3-6 hơn là nghiên cứu trên tinh bột tự nhiên và hạt gạo. Thông thường người ta hay sử dụng phương pháp nhiệt lượng kế quét vi sai DSC Differential Scanning Calorimetry để xác định nhiệt độ hóa gương của vật liệu. Tuy nhiên phương pháp này ít nhạy khi đo nhiệt độ hóa gương của các polymer sinh học cao phân tử ở hàm lượng nước thấp như các hệ tinh bột. Nguyên nhân là do bản chất của tinh bột tự nhiên và do sự thay đổi nhiệt dung riêng của tinh bột rất nhỏ khi chuyển đổi từ trạng .