Các nghiên cứu trước đây đã cố gắng giải thích ảnh hưởng của các điều kiện sấy ủ đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên trên nền tảng khái niệm cấu trúc gương. Theo khái niệm này, có khả năng xảy ra hiện tượng phục hồi cấu trúc hay già hóa vật lý của gạo trong quá trình ủ. Do đó nghiên cứu hiện tượng này trong quá trình ủ sau sấy trên lúa là cần thiết. Khảo sát tác động của quá trình ủ sau sấy ở nhiệt độ trên và dưới nhiệt độ gương của gạo đến độ cứng cơ học và. | Phụ lục 5 Tác động của ủ sau sấy và trong bảo quản đến đặc tính nứt và chất lượng xát gạo 1 Tác động của ủ sau sấy và trong bảo quản đến đặc tính nứt và chất lượng xát gạo Giới thiệu Các nghiên cứu trước đây đã cố gắng giải thích ảnh hưởng của các điều kiện sấy ủ đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên trên nền tảng khái niệm cấu trúc gương. Theo khái niệm này có khả năng xảy ra hiện tượng phục hồi cấu trúc hay già hóa vật lý của gạo trong quá trình ủ. Do đó nghiên cứu hiện tượng này trong quá trình ủ sau sấy trên lúa là cần thiết. Khảo sát tác động của quá trình ủ sau sấy ở nhiệt độ trên và dưới nhiệt độ gương của gạo đến độ cứng cơ học và liên hệ với tỉ lệ nứt gãy và chất lượng xát sẽ cung cấp nhiều thông tin giá trị để hiểu rõ cơ chế nứt gãy của hạt gạo. Mục đích của nghiên cứu này là i khảo sát ảnh hưởng của quá trình sấy và ủ sau sấy ở nhiệt độ trên và dưới nhiệt độ gương của gạo lên độ cứng cơ học tỉ lệ nứt hạt và chất lượng xát ii điều tra các thay đổi đặc tính cơ học và chất lượng xát của gạo trong quá trình bảo quản. Các nghiên cứu này thực hiện trên các giống gạo Úc. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm Ba giống gạo Úc Kyeema Amaroo và Reiziq có độ ẩm ban đầu được bảo quản kín tại nhiệt độ phòng. Lúa ngâm 24-27 cơ sở ướt của mỗi giống được đem sấy lớp mỏng dày 1 cm ở ba điều kiện sấy 40oC-25 RH 60oC-20 RH 8ooC-16 RH. Lô mẫu sau đó được chia nhỏ và ủ trong hũ thủy tinh kín trong tủ ấm. Mẫu gạo được ủ tại nhiệt độ bằng với nhiệt độ sấy 40 60 và 80oC trong 0 40 80 và 120 phút. Sau ủ mẫu gạo được làm nguội trong tủ ấm ở chế độ 25oC và 65 RH. Ẩm độ cuối của gạo được chuẩn hóa nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của ẩm độ đến việc đo độ cứng của nhân hạt sau đó. Mẫu gạo sau đó được xác định tỉ lệ nứt gãy độ cứng cơ học và TLTH gạo nguyên sau khi được tồn trữ từ 2-3 ngày. Để tiến hành thí nghiệm bảo quản lựa chọn điều kiện sấy ủ tốt nhất cho mỗi giống gạo dựa trên tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cao nhất. Để giảm số lượng nghiệm thức chỉ chọn nhiệt độ sấy 40oC và 80oC để khảo sát .