Nói đền nguồn nhân lực ta thường nghĩ ngay đó là nguồn lực con người, là yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội | - Về nguồn nhân lực: nước ta có dân số đông (khoảng 84 triệu người), nguồn nhân lực dồi dào. Nếu đào tạo chu đáo thì với bản chất cần cù, thông minh, hiếu học, lao động của Việt Nam sẽ tiếp thu tốt các tri thức của nhân loại và tham gia có hiệu quả về phân công lao động quốc tế. Về vấn đề này trong thời gian vừa qua chúng ta đã chú trọng đến chính sách giáo dục-đào tạo và đã được đánh giá là thành công so với một số nước trong khu vực. Quy mô giáo dục được mở rộng, chất lượng giáo dục đang từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, chất lượng giáo dục và đào tạo của nước ta còn nhiều bất cập, nhất là cơ cấu đào tạo. Đào tạo chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động trong nước và quốc tế gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của lao động Việt Nam trong việc phân công lao động quốc tế. Đầu tư cho việc bồi dưỡng và sử dụng nhân tài là khâu then chốt của phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là khi thế giới bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Về lĩnh vực này chúng ta đã có nhiều tiến bộ và đã rút ngắn được khoảng cách với các nước khác trong khu vực, tuy nhiên để đảm bảo có một “chỗ đứng” vững chắc của kinh tế nước nhà trong điều kiện toàn cầu hóa thì vẫn chưa thể đáp ứng được, biểu hiện ở một số mặt: