Trái đất, mái nhà của hàng triệu loài sinh vật, là hành tinh duy nhất được biết đến mang theo sự sống trong vũ trụ. Với những hệ sinh thái vô cùng phong phú cùng những dải địa hình đa dạng trải dài suốt các lục địa, Trái đất là một ngôi nhà vô cùng ấm cúng và lý tưởng cho sự phát triển, sinh sôi và nảy nở của các loài thực vật và động vật. | Quá trình “ngoại giao khí hậu” kéo dài đã gần 20 năm. Từ năm 1988, Nhóm làm việc liên chính phủ về sự thay đổi của khí hậu (GIEC) tập họp những chuyên gia về khí hậu quả đất được thành lập. Năm 1990, nhóm này công bố công trình nghiên cứu đầu tiên của mình trong đó nêu lên khả năng sự thay đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính tăng lên trong bầu khí quyển. Năm 1992, 178 đoàn đại biểu các nước với 116 nguyên thủ quốc gia và nhà lãnh đạo chính phủ tham dự Hội nghị cấp cao về Trái đất ở Ri-ô Đề Gia-nê-rô (Bra-xin) đã thông qua Định ước về sự thay đổi khí hậu Trái đất và nêu mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống mức năm 1990. Năm 1997, cộng đồng quốc tế thông qua NĐT Ky-ô-tô, chuyển mục tiêu của Định ước Ri-ô thành cam kết có tính bắt buộc đối với các nước công nghiệp phát triển giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. NĐT đã được Mỹ ký thông qua ở thời điểm đó. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ đã không giành được sự ủng hộ của Hạ viện Mỹ. Và tháng 3-2001, vài tháng sau khi nhậm chức, Tổng thống tuyên bố Mỹ rút khỏi NĐT Ky-ô-tô. Sự kiện này đã gây sốc lớn với cộng đồng thế giới và phải 90 ngày sau khi Tổng thống Nga ký phê chuẩn ngày 25-11-2004, NĐT Ky-ô-tô mới chính thức có hiệu lực.