Vỏ Trái đất hay thạch quyển, là một lớp vỏ cứng rất mỏng cấu tạo hình thái rất phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý khác nhau. Theo các nhà địa chất, vỏ Trái đất được chia làm hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ đại dương có thành phần chủ yếu là các đá giàu CaO, FeO, MgO, SiO2 (đá bazan) trải dài trên tất cả các đáy của các đại dương với chiều dày trung bình 8km. Thực ra, vỏ. | Theo nhà bác học người Nga đề xướng năm1926. Sinh quyển là toàn bộ các dạng vật sống tồn tại ở bên trong, bên trên và phía trên Trái đất hoặc lớp vỏ sống của Trái đất, trong đó có các cơ thể sống và các hệ sinh thái (HST) hoạt động. Đây là một hệ thống động và rất phức tạp. Nhờ hoạt động của các HST mà năng lượng ánh sáng mặt trời (ASMT) đã bị biến đổi cơ bản để tạo thành vật chất hữu cơ trên Trái đất. Sự sống trên bề mặt Trái đất được phát triển nhờ sự tổng hợp các mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật với môi trường (MT) tạo thành dòng liên tục trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Như vậy trong sự hình thành sinh quyển có sự tham gia tích cực của các yếu tố bên ngoài như : NLMT, sự nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái đất, các quá trình tạo núi, băng hà Các cơ chế xác định tính thống nhất và toàn diện của sinh quyển là sự di chuyển và tiến hóa của thế giới sinh vật; vòng tuần hoàn sinh địa hóa của các nguyên tố hóa học; vòng tuần hoàn nước tự nhiên. Tuy nhiên, trong thực tế không phải bất kì nơi nào trênTrái đất cũng có những điều kiện sống như nhau đối với một cơ thể sống. Ví dụ, ở vùng cận Bắc Cực, nơi có khí hậu băng hà khắc nghiệt quanh năm hoặc trên đỉnh các dãy núi cao thường chỉ có một số các bào tử tồn tại ở dạng bào sinh, vi khuẩn hay nấm, đoi khi cũng có một vài loài chim di trú tìm đến, song không có loài nào sống cố định. Những vùng này có tên gọi là cận sinh quyển.