Sau khi nghiên cứu 8 chương trong giáo trình Quản trị kinh doanh, người đọc có thể hiểu định nghĩa về doanh nghiệp, nắm được bản chất và đặc điểm của hệ thống kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn! | CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦANHÀ QUẢN trị doanh nghiệp - Sau khi nghiên cứu chương này người đọc có thể - Hiểu định nghĩa về doanh nghiệp nắm được bản chất và đặc điểm của hệ thống kinh doanh. - Vai trò của hệ thống kinh doanh đối với sự phát triển của nền kinh tế. - Các loại hình doanh nghiệp - Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất và phân phối. - Môi trường hoạt động của doanh nghiệp - Mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp - Thành lập giải thể và phá sản doanh nghiệp nghĩa doanh NGHIỆP DN 1. Một số quan điểm về doanh nghiệp. Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định với một giá trị nhất định. Điều ấy cũng là đương nhiên vì rằng mỗi tác giả đứng trên nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp để phát biểu. Chẳng hạn Xét theo quan điểm luật pháp doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân có con dấu có tài sản có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và chính sách thực thi Xét theo quan điểm chức năng doanh nghiệp được định nghĩa như sau Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất có sự quan tâm giá cả của các yếu tố khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy. Peroux . Xét theo quan điểm phát triển thì doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải. Nó sinh ra phát triển có những thất bại có những thành công có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được trích từ sách kinh tế doanh nghiệp của .