Báo cáo thực tập Văn hóa học: Văn hóa dân tộc Mạ (Thôn 3, Xã Đinh Trang Thượng, Huyện Di Linh - Lâm Đồng)

Báo cáo thực tập Văn hóa học "Văn hóa dân tộc Mạ" trình bày những nét khái quát về địa điểm thực tập, những nét kinh tế văn hóa - xã hội của người Mạ tại thôn 3, xã Đinh Trang Thượng, những nghi lễ phong tục trong đời sống, vấn đề đồng hóa văn hóa người kinh, đứt đoạn truyền thống văn hóa, giải pháp để giữ gìn thôn 3 nói riêng và người Mạ trên huyện Di Linh nói chung các giá trị văn hóa truyền thống của người Mạ. | là nguồn chính của các cư dân xã. Nói đến nông nghiệp sản xuất thì khâu chọn đất sản xuất quan trọng hàng đầu, những sườn núi có rừng già hay các sườn đồi đất đỏ bazan là nơi người Mạ thường tìm đến nhất. Tùy theo từng vùng việc tiến hành làm nương rẫy tiến hành theo những điều kiện và truyền thống riêng. Tìm những khu đất thích hợp để khai phá làm nương rẫy là trách nhiệm hằng năm của những người chủ gia đình. Đối với người Mạ đó cũng là công việc chung của người đứng đầu thôn làng, cùng với chủ các gia đình người này quyết định chọn những khu đất dành cho việc sản xuất, chăn nuôi, của toàn thôn, trong đó tự nhiên mỗi gia đình sẽ có phần của mình. Nhưng ngày nay thì tình trạng ấy không còn nữa, ở trong thôn hầu như mọi người đều có diện tích riêng của mình nên không phụ thuộc vào nhau nữa mà đa số họ tự canh tác trên đất riêng của mình. Nương rẫy của họ thuộc về sở hữu riêng hay họ đi thuê đất của những người khác để canh tác, có thể diện tích không rộng, hẹp khác nhau, và tùy thuộc vào khoảng cách rẫy xa hay gần nữa,rẫy ở xa thì họ thường ở lại trong rẫy đến một thời gian mới về, để thuận tiện cho việc chăm sóc cây trồng và bảo vệ mùa màng tránh khỏi động vật phá hoại.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.