Tiểu luận " ẨM THỰC ĐẤT PHÚ "

Tôi là một người con sinh ra ở xứ Nghệ nhưng lớn lên ở đất Phú tôi không phải là nghệ sĩ tài ba có thể sang tác ra những vần thơ nhịp điệu mang hồn của nước,tôi cũng không phải là kẻ có thể làm cho dân giàu nước mạnh tôi chỉ là kẻ thất phu vô tài là anh chàng sinh viên năm ba của trường Đại học Đà Lạt nhưng tôi gắn bó với mảnh đất hình chữ S này tự thấy phải có bổn phận làm một cái gì đó để khỏi đắc tội với tiền. | ác nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng đặc trưng văn hóa của vùng đất Trấn Biên 400 năm trước đa dạng về địa hình, giao thoa nhiều vùng văn hóa đã làm nên sự đa dạng, đặc sắc về ẩm thực trên đất Phú Yên. Có thể phân chia ẩm thực truyền thống Phú Yên theo ba phong cách gắn với ba khu vực cư dân là miền núi, đồng ruộng và miền biển. Chính điều kiện tự nhiên và địa hình đa dạng đã tạo nên sự phong phú của sản vật và hình thành nên những điểm tương đồng cũng như sự khác biệt trong phương pháp chế biến món ăn: không quá cầu kì nhưng luôn tôn trọng mùi vị sản vật bản địa. Ở Phú Yên có nhiều vùng văn hóa, ví dụ như cái đầm Ô Loan mênh mông sóng nước, chứa rất là nhiều sản vật mà bạn bè cả nước đều biết đến, ví dụ như là hàu, sò huyết, rồi là bao nhiêu các thứ khác nữa . mà mỗi khi bạn về đến Phú Yên thưởng thức thì chỉ có trầm trồ và mong được đến Phú Yên lần nữa để thưởng thức lần thứ hai! Ở miền núi Phú Yên có nhiều món độc đáo và hấp dẫn gắn liền với phong cách, phong vị văn hóa của con người nơi đây. Tôi lấy ví dụ như ở Củng Sơn có món Bò Một Nắng mà đi đâu khắp các siêu thị trên cả nước này đều thấy được món đó, và cũng phải nói thêm rằng so với các món bò ở phía Bắc là bò ở Phú Yên nó vừa rẻ mà vừa độc đáo. Thêm nữa là gắn với đời sống của cư dân vùng cao nơi đây còn có món nước chấm làm từ muối phèng lèng của người dân tộc thiểu số, mà cái vị phải công nhận là độc nhất vô nhị” Dễ nhận thấy là ẩm thực Phú Yên không mang tính nước đôi, nghĩa là ăn cay thì rất cay, món ngọt thì ngọt nhiều. Người Phú Yên không cho quá nhiều đường khi chế biến các thức mặn và khẩu vị chung của bữa cơm luôn đòi hỏi sự đậm đà của nước mắm. Cách chế biến món ăn của ngừơi Phú Yên nhìn qua thì tưởng đơn giản nhưng lại có sự khó tính riêng, đòi hỏi nguyên liệu đầu vào phải chất lượng nhất, ví như cá phải tươi rói, nước mắm phải nhĩ, cách chế biến mỗi món đều có chút “bí quyết”. Cũng phải nói thêm, dân dã nhưng không kém phần tinh túy là sự gắn bó máu thịt với cái bánh tráng trên một vùng văn minh lúa nước. Một nét phổ quát trong ẩm thực Phú Yên là cái bánh tráng luôn đi kèm trong nhiều món ăn. Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn ở thành phố Tuy Hòa nhận xét: “Thử lên trên nhà ga xe lửa, hoặc lên bến xe vào những ngày giáp Tết xem những sản vật Phú Yên gởi đi Sài Gòn thì mới thấy một đặc tính là cái bánh tráng chiếm số lượng hàng đầu. Điều đấy, theo chúng tôi quan sát thấy ngay cả những bà con Việt kiều ở các nước, khi gởi một xấp bánh tráng chỉ đồng nhưng qua bưu điện tới bên kia tốn cả triệu đồng như thế, nhưng mà người ta vẫn muốn có một cái gì đó là đặc sản của quê hương trong dăm ba ngày xuân bên xứ người. Như vậy phải nói đây là một nét đặc trưng ”.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.