Nghiên cứu lịch sử địa phương để thấy được những đóng góp cụ thể của nhân dân các địa phương trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. - Nghiên cứu lịch sử địa phương góp phần giáo dục các thế hệ sau tình yêu đối với quê hương đất nước, với dân tộc, lòng kính trọng đối với tổ tiên và các thế hệ đi trước. Người học tự hào với lịch sử quê hương qua đó cũng thấy được trách nhiệm của mình với địa phương, với dân tộc, với tổ tiên và các thế hệ mai. | Tại lưu vực sông Lam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số di tích thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau như nhóm di tích Đồi Dền (Tương Dương – Nghệ An); Trại Ổi (Quỳnh Lưu – Nghệ An); lèn Hai Vai (Diễn Châu – Nghệ An); Rú Trăn (Nam Đàn – Nghệ An) Các di tích văn hóa đồ đồng trên đây thuộc giai đoạn tiền Đông Sơn là những bước chuẩn bị để tiến tới văn hóa Đông Sơn. Nó bắt nguồn trực tiếp của văn hóa thời đại đồ đá mới trước đó và mang những sắc thái riêng của các bộ lạc hay nhóm bộ lạc vùng sông Lam. Nó vừa phân biệt với những dòng văn hóa tiền Đông Sơn thuộc lưu vực sông Hồng (Phùng Nguyên - Đồng Đậu – Gò Mun), sông Mã và những vùng khác của đất nước, vừa thể hiện những mối quan hệ tiếp xúc giao lưu văn hóa và trao đổi sản phẩm giữa Nghệ Tĩnh với các địa bàn trên. Một số đồ gốm ở Trại Ổi, lèn Hai Vai có phong cách và đồ án trang trí giống đồ gốm Hoa Lộc ở Thanh Hóa. Gốm Đồi Dền có một số hình trang trí gần gũi với gốm Phùng Nguyên ở lưu vực sông Hồng. Một số đồ gốm Rú Trăn cũng tìm thấy ở Thanh Hóa qua trao đổi. Quá trình tiếp xúc giao lưu văn hóa đó cũng là quá trình xích lại gần nhau giữa các nhóm bộ lạc và các khu vực trong quá trình tiến tới một nền văn hóa thống nhất – văn hóa Đông Sơn.