Tiểu luận " Tác động của toàn cầu hóa đối với văn hóa Việt Nam "

Thế giới hiện nay đang có những biến động không ngừng, nhiều xu thế đang diễn ra, tạo cho nhân loại những vận hội, nhưng cũng nhiều thách thức mới. Quá trình toàn cầu hoá đang ngày càng mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống của các quốc gia. Trong bối cảnh này, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu đứng ngoài sự phát triển của loài người. Cuộc cách mạng công nghệ đang ngày càng làm cho đời sống của loài người nâng cao. Nhân loại đang có những bước tiến dài đáng kể. | Chúng ta cần thật sự thực hiện phương châm "giáo dục là quốc sách hàng đầu", thực hiện lời dạy "vì lợi ích trăm năm trồng người" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xây dựng nên một nền giáo dục có tính toàn diện: từ thể chất, đến tinh thần, đạo đức, và tri thức; giáo dục toàn dân: xã hội hóa giáo dục; và một nền giáo dục trọn đời, một xã hội học tập. Chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục những yếu kém trầm kha nhiều năm qua của nền giáo dục nước nhà. Đảng, Nhà nước, và toàn thể cộng đồng hãy cùng hưởng ứng thiết thực phong trào xóa bỏ tiêu cực trong giáo dục, tôn vinh giá trị thực học. Chúng ta phải phát huy truyền thống cần cù, thông minh, hiếu học của dân tộc; biến đó thành một lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức. Trở lại lịch sử, ngay từ thế kỷ thứ 18 nhà bác học Lê Quý Đôn đã có một nhận xét hết sức đúng đắn "Phi nông bất ổn, phi thương bất hoạt, phi công bất phú, phi trí bất hưng". Như vậy, cha ông ta đã ý thức rất rõ tri thức sẽ đóng vai trò quyết định đến sự hưng thịnh và hùng mạnh của quốc gia. Điều đó chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Một đất nước phát triển bền vững khi vật chất ngày một sung túc, các giá trị đạo đức tinh thần ngày được bồi đắp. Một xã hội chỉ biết chạy theo những giá trị vật chất sẽ là một xã hội hỗn loạn, bất ổn; là môi trường tốt cho nhiều tệ nạn xấu xa và nguy hiểm phát sinh và hoành hành. Chúng ta cần đoàn kết, huy động trách nhiệm và nỗ lực của toàn dân tộc, của cả cộng đồng quốc tế để đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng, chống các hành vi làm băng hoại đạo đức xã hội. Đoàn kết để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch họa tại Việt Nam cũng như trên thế giới, thể hiện rõ nét truyền thống nhân đạo, tương thân, tương ái của dân tộc. Chúng ta hoàn toàn nhận thức rõ trách nhiệm phát triển một nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, giữ được bản sắc dân tộc sẽ vừa là động lực vừa là phương pháp để phát triển kinh tế đất nước. Nói cách khác, phát triển kinh tế phải song song với phát triển xã hội, phải biết chắt lọc, sắp xếp, gắn kết và giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam vào với các hoạt động kinh tế kinh doanh. Cùng với xu hướng trỗi dậy của các giá trị văn hóa châu Á, được minh chứng bằng con đường và thành tựu phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,. chúng ta hoàn toàn có khả năng và cần thiết phải tạo ra các sản phẩm, thương hiệu có giá trị cao, mang trong mình giá trị văn hóa Việt. Ngược lại, chính những thành tựu kinh tế sẽ là nguồn lực, làm điều kiện để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.