Sau cuộc khủng hoảng tài chánh 199798, các nước châu Á đã chú trọng nhiều về việc hợp tác và hợp nhất kinh tế và tài chánh trong khu vực. Phản ứng này chủ yếu có tính cách tự vệ. Trải qua cuộc khủng hoảng, các nước này cảm thấy trơ trọi và bất lực trước những thế lực kinh tế đa quốc gia, chi phối dòng chảy tư bản khổng lồ trong nền kinh tế toàn cầu. Tăng cường hợp tác với các nước lân cận, đồng cảnh ngộ, có khả năng tạo thành một lực lượng đối trọng, hy vọng giúp các nước. | Sau cuộc khủng hoảng tài chánh 1997-98, các nước châu Á đã chú trọng nhiều về việc hợp tác và hợp nhất kinh tế và tài chánh trong khu vực. Phản ứng này chủ yếu có tính cách tự vệ. Trải qua cuộc khủng hoảng, các nước này cảm thấy trơ trọi và bất lực trước những thế lực kinh tế đa quốc gia, chi phối dòng chảy tư bản khổng lồ trong nền kinh tế toàn cầu. Tăng cường hợp tác với các nước lân cận, đồng cảnh ngộ, có khả năng tạo thành một lực lượng đối trọng, hy vọng giúp các nước này giành lại một phần quyền chủ động trong chính sách kinh tế. Điều này giải thích sự hưởng ứng của các nước châu Á đối với đề nghị thành lập Qũy Tiền Tệ Châu Á (Asian Monetary Fund: AMF). Đề nghị này của Nhật, nhằm muốn tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực, đã không được các nước phương Tây và IMF đồng ý, vì họ cho rằng AMF không đặt điều kiện tài trợ một cách chặt chẽ (conditionality; nhằm buộc nước đi vay phải thay đổi chính sách sai lầm và cải cách định chế yếu kém, vốn là nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng) nên sẽ không có hiệu qủa, nhất là trong việc gây lại lòng tin của giới đầu tư thế giới. Vì vậy, dự án AMF rốt cuộc trở thành Chương Trình Tài Trợ Miyazawa, với số vốn rất khiêm nhường.