Quyết định số 865/QĐ-TTG về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số 865 QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 10 tháng 07 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG vùng duyên hải bắc bộ ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 Căn cứ Nghị quyết số 54 NQ-TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 Căn cứ Nghị quyết số 09 NQ-TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược biển Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 Căn cứ Nghị định số 08 2005 NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 32 TTr-BXD ngày 29 tháng 4 năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau 1. Mục tiêu phát triển Phát huy mọi tiềm năng lợi thế để phát triển Vùng Duyên hải Bắc Bộ thành vùng kinh tế tổng hợp công nghiệp du lịch và dịch vụ . có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đặc biệt là chiến lược kinh tế biển Việt Nam. Phát huy vai trò vùng cửa ngõ hướng biển của miền Bắc Việt Nam trên cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp vùng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh bảo đảm phát triển bền vững cho toàn Vùng. 2. Tầm nhìn đến năm 2050 Đến năm 2050 Vùng Duyên hải Bắc Bộ là vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế có vị thế ảnh hưởng đặc biệt với Vùng Thủ đô Hà Nội vùng kinh tế Nam Trung Quốc và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ là một vùng trọng điểm của chiến lược biển Việt Nam. Là khu vực phát triển năng động có môi trường đầu tư thuận lợi chất lượng sống đô thị nông thôn cao. Đồng thời là trung tâm văn hóa - lịch sử đào tạo nguồn