ĐỀ TÀI: Nghiên cứu công nghệ khử trùng nước cấp

Xã hội càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm và nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng lên. Để cung cấp nước sạch có thể khai thác các nguồn nước từ thiên nhiên từ các nguồn như:nước mặt, nước ngầm, nước biển trong những nguồn này ngoài những hợp chất vô cơ, hữu cơ nước thiên nhiên còn chứa rất nhiều vi sinh vật như vi khuẩn và cá loại vi trùng gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn . | Các phương pháp phổ biến nhất để khử trùng nước sinh hoạt được áp dụng trên thế giới hiện nay là hòa trộn vào nước các chất oxy hóa như khí ôzôn, khí clo hay các hợp chất có chứa clo hoạt tính, hoặc chiếu tia cực tím vào nước. Phương pháp chiếu tia cực tím hầu như không làm thay đổi thành phần hóa học của nuớc, có ưu điểm là không tạo nên những chất có thể gây mùi hoặc có hại cho con người, là phương pháp “sạch” hơn cả song do có nhược điểm là yếu tố khử trùng chỉ có tác dụng tức thời tại điểm mà tia cực tím có thể đạt tới nên nước có thể bị tái nhiễm khuẩn trong quá trình được vận chuyển theo đường ống từ nhà máy nước đến các điểm dùng nước. Việc đưa ôzôn hay các chất có clo hoạt tính vào nước ngoài việc khử trùng nước còn có tác dụng oxy hóa các tạp chất vô cơ và hữu cơ trong nước, như vậy chúng sẽ làm tốt hơn chất lượng nước như giảm độ màu, giảm mùi hôi của các chất hoà tan trong nước thiên nhiên Phương pháp đưa ôzôn vào nước để khử trùng đòi hỏi phải có phương tiện để trộn ôzôn vào nước (như các bể hoặc tháp trộn có chiều cao nhất định). Do các bọt khí ôzôn không thể lưu lại trong nước trong quá trình nước được chuyển theo đường ống nên tại các nhà máy nước, sau khi đã dùng ôzôn để khử trùng nước, trước khi bơm nước vào mạng đường ống người ta vẫn phải trộn một lượng clo hoạt tính nhất định vào nước. Mặt khác do chi phí đầu tư mua và bảo dưỡng thiết bị sản xuất ôzôn cũng như chi phí điện để sản xuất ôzôn cao hơn nhiều so với chi phí dùng clo để khử trùng nước nên cho đến nay phương pháp khử trùng nước sinh hoạt bằng clo hoạt tính vẫn được dùng phổ biến, đặc biệt ở các nước mà giá nước sinh hoạt tương đối rẻ. Phương pháp này với thuật ngữ chuyên môn là clo hoá nước lần đầu tiên được nhà khoa học người Đức A. Traube sử dụng trong năm 1894 và đến khoảng năm 2010 đã được ứng dụng rộng rãi tại các nước Châu Âu và Mỹ. Hiện nay để clo hoá nước người ta dùng khí clo hay các chất có chứa clo hoạt tính như clorua vôi, các hypochlorite, các chất chloramine, đioxytclo Trong mọi trường hợp liều lượng sử dụng các chất kể trên đều được tính qua lượng clo hoạt tính. Trên thực tế để clo hoá nước người ta thường dùng khí clo, clorua vôi, các hypochlorite, các chất chloramine. Tác dụng khử trùng của các hợp chất có clo hoạt tính chính là ở chỗ sau khi hoà tan vào nước chúng tạo thành axit hypochlorous (HOCl) và các ion hypochlorite (OCl

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.