Từ khi Chính phủ ban hành Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về “Một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn” ngành nghề ở nông thôn tại các địa phương đã có nhiều bước phát triển rõ rệt [17]. Sự phát triển của các ngành nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng và giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động | ức xúc trước thực trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi sinh ra ở làng nghề sắt thép Đa Hội, sau thời gian nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng, đầu năm 2008, anh Trần Văn Ngọc, nguyên Trưởng thôn Đa Hội, Châu Khê vốn là thành viên trong tổ tự nguyện nằm trong khuôn khổ dự án “Vận động môi trường lành mạnh vì sức khoẻ phụ nữ, trẻ em và người lao động” do Trung tâm Phát triển và hội nhập CDI tài trợ, cùng cộng sự đã thiết kế và triển khai lắp đặt một hệ thống xử lý khói bụi áp dụng cho máy đúc thép tại cơ sở sản xuất Hải Lương (KCN Châu Khê). Đây là thiết bị áp dụng theo phương pháp tuần hoàn tự nhiên, lợi dụng sự chênh lệch áp suất giữa lò luyện thép và độ cao cột khói, có hệ thống quạt khói và nước tạo dàn mưa để làm sạch khói bụi trước khi thải ra môi trường. Mô hình này đã được Sở Lao động- TB và XH, Sở TN&MT thẩm định và đề nghị được áp dụng vào thực tiễn. Sau hơn 6 tháng thực hiện cho thấy kết quả khả quan, mức độ ô nhiễm giảm đáng kể. Ông Hà Minh Hoạ, Chi cục Trưởng Chi cục BVMT cho biết: “Khí thải sau khi đi qua hệ thống xử lý khói bụi có màu nhạt hơn, khí nhẹ và bay cao hơn, các bụi kim loại, tạp chất cơ bản được giữ lại trong bể lắng. Nếu tất các lò đúc thép trong xã cùng lắp đặt hệ thống xử lý khói bụi này thì các chất ô nhiễm trong không khí sẽ giảm khoảng 70-80%”. Còn theo anh Trần Văn Ngọc, một trong những tác giả của hệ thống xử lý thì việc lắp đặt chỉ mất khoảng gần 30 triệu đồng, chi phí này không phải lớn đối với một cơ sở sản xuất thép và điều quan trọng là có thể đặt mua ngay tại địa phương.