Một số phương pháp giải toán hóa

Một số phương pháp giải toán hóa | Một số phương pháp giải toán hóa Tác giả: thanhtam12a1 đưa lên lúc: 13:54:22 Ngày 14-01-2008 Phương pháp đại số + Viết phương trình Phản ứng. + Đặt ẩn số cho các đại lượng cần tìm sao cho đơn giản. + Tính theo PTPU và đề bài cho để lập các PT toán học. + Giải các PT hay hệ PT này và biện luận kết quả nếu cần. Nhận xét: Đây là một cách không hay nhưng lại được áp dụng nhiều do thói quen, cần hạn chế làm theo cách này vì: - Một số bài có hệ PT rất phức tạp, không giải được về mặt toán học ( số PT ít hơn ẩn ), rất khó để biện luận để tìm ra đại lượng cần tìm. - Tính chất toán học của bài toán đã lấn át tính chất hóa học, làm tính chất hóa học bị lu mờ --> không có tác dụng khắc sâu kiến thức hóa học, làm giảm tác dụng của bài tập. Ví dụ: Để m gam bột Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp A gồm Fe và các oxit Fe. Cho hỗn hợp tan hoàn toàn trong HNO3 thu được 2,24 l NO duy nhất. Tính m. Giải 1. Phương pháp đại số: Fe + 4HNO3 ---> Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (I) 3FeO + 10HNO3 ---> 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O 3Fe3O4 + 28HNO3 ---> 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O Fe2O3 + 6HNO3 ---> 2Fe(NO3)3 + 3H2O Đặt số mol Fe,FeO,Fe3O4,Fe2O3 lần lượt là a,b,c,d. Ta có các PT sau: mA = 56a + 72b + 232c + 160d = 12 (1) nFe = a + b + 3c + 2d = m/56 (2) nO trong oxit = b + 4c + 3d = (12-m)/16 (3) nNO = a + b/3 + c/3 = 0,1 (4) Có 4 phương trình 5 ẩn số nên phải biện luận, đề không yêu cầu tính a,b,c,d nên ta tính vế trái của 2 hoạc 3 --> m. Để làm điều đó ta có thể tổ hợp 1,4 để được vế trái của 2 hoạc khử a của 1,4 để thu được vế trái của 3 Kết quả: m = 10,08 g 2. Phương pháp bảo toàn khối lượng: nFe(NO3)3 = nFe = m/56 nHNO3 = nNO + 3nFe = 0,1 + 3m/56 nH2O = 1/2 nHNO3 Thay các giá trị vào PT: mA + mHNO3 = mFe(NO3)3 + mNO + mH2O ---> m = 10,08 g 3. Phương pháp bảo toàn e: ne Fe nhường = ne do O2 thu + ne do N5+ thu 3m/56 = (12-m).4/32 + 0, ---> m = 10,08 g 4. Suy biến của PP bảo toàn e: Giả sử hỗn hợp chỉ gồm có Fe và Fe2O3 PU: 4Fe + 3O2 ---> 2Fe2O3 ---> nFe = 4/3nO2 = 4/3 . (12-m)/32 Số mol Fe trong A: = m/56 - 4/3 . (12-m)/32 Theo (I) --> nFe = nNO ---> m/56 - 4/3 . (12-m)/32 = 0,1 ---> m = 10,08 Ta có thể qui hỗn hợp A gồm có Fe và một trong số các oxit kia của Fe nhưng phức tạp hơn do các oxit này phản ứng với HNO3 có tạo NO.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.