An sinh xã hội là một trong những chính sách cốt lõi của mỗi quốc gia bên cạnh các chính sách về kinh tế - xã hội. Hiện nay, an sinh xã hội đăng được nghiên cứu dưới nhiều cấp độ khác nhau cới các cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, an sinh xã hội với trụ cột cơ bản là bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, đã được thực hiện nay từ khi thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hòa. | Là một nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đạt được nhiều kinh nghiệm quý báu từ những thành công và thất bại của mô hình phát triển. Vì vậy, Đảng ta chỉ rõ trong quá trình phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế luôn luôn gắn liền với thực hiện công bằng xã hội. Sự công bằng xã hội, ở nước ta được thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất và khâu phân phối kết quả sản xuất. Sự công bằng được thẻ hiện bằng việc tạo điều kiện cho mọi người dân đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình, đảm bảo cho người nghèo, những người không may bị dị tật, tủi ro được tiếp cận với những dịch vụ xã hội cơ bản, có khả năng vươn lên hòa nhập vào cộng đồng. Nhờ đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng khá cao và ổn định. Nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1991 – 2005 là trên 7%/năm. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực Việt Nam đã có đủ lương thực cho một đại bộ phận dân cư đảm bảo được an ninh lương thực và đã vươn lên vị trí số 2 trong các nước xuất khẩu lương thực thế giới. Đặc biệt cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển đổi rõ rệt từ ngông nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng GDP năm 2009 nông nghiệp 20,7% công nghiệp 42,3 %, dịch vụ 39,1 %.