Mối quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh và quốc phòng

Hồ Chí Minh không có những tác phẩm có tính kinh điển về mối quan hệ kinh tế với chiến tranh và quốc phòng, chưa có điều kiện bàn một cách hệ thống, đầy đủ các vấn đề về lý luận, thực tiễn kết hợp kinh tế với quốc phòng. Tuy nhiên , tư tưởng về mối quan hệ kinh tế với chiến tranh và quốc phòng được người đề cập trong nhiều bài viết, bài nói , trong những thời gian và điều kiện hoàn cảnh khác nhau. | - Khác với C. Mác, Ph. Ăngghen và Lênin, Hồ Chí Minh không nghiên cứu chung nhất về chủ nghĩa đế quốc mà Người đi vào một tên thực dân đế quốc cụ thể, đó là thực dân Pháp. Từ đó Người rút ra kết luận chung nhất. Theo Người, cuộc chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh xâm lược. Ngược lại cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước. Để che dấu bản chất xâm lược, bóc lột thuộc địa, thực dân Pháp tuyên truyền rằng, việc hiện diện của Pháp ở Đông Dương là sự “khai hoá văn minh”, sự bảo hộ của “Mẫu quốc”, thực hiện sứ mệnh bảo đảm công lý, Nguyễn ái Quốc Vạch trần bản chất cái gọi là “khai hoá văn minh của thực dân Pháp” chính là nhằm mục tiêu là bóc lột nhân dân các nước thuộc địa. Không chỉ bóc lột về kinh tế bằng nhiều hình thức, biện pháp như cướp bóc, thuế khoá, mua rẻ, bán đắt mà còn bóc lột bằng cả “thuế máu” thông qua việc bắt lính ở các nước thuộc địa đi đánh thuê cho thực dân Pháp; đầu độc bằng văn hoá, thuốc phiện, rượu. Trong tác phẩm “Chế độ thực dân Pháp và xứ Đông Dương”(1928), Người viết: “Trong khi bóc lột người bản xứ, bọn đế quốc Pháp lại cho là đang đem lại sự giáo dục và dân chủ cho họ”

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.