Chỉ thị số 14/GD-ĐT về nhiệm vụ năm học 1996-1997 của các ngành học, bậc học: Giáo dục mần non, giáo dục phổ thông; giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 14 GD-ĐT Hà Nội ngày 03 tháng 8 năm 1996 CHỈ THỊ VỀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC 1996-1997 CỦA CÁC NGÀNH HỌC BẬC HỌC GIÁO DỤC MẦN NON GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN. Năm học 1995-1996 năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo đã hoàn thành thắng lợi. Cùng với sự ổn định về chính trị xã hội và tăng trưởng kinh tế sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới. Tốc độ phổ cập giáo dục và xoá mù chữ tăng nhanh hơn nhiều so với những năm học trước. Quy mô giáo dục ở các cấp học bậc học ngành học mở rộng rõ rệt đặc biệt số học sinh THCS tăng nhanh ở tất cả các địa phương. Chất lượng giáo dục có chuyển biến đáng khích lệ tỷ lệ lưu ban bỏ học giảm hiệu quả đào tạo ở các cấp học bậc học tăng. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học được cải thiện các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú cho con em người dân tộc. Các cấp lãnh đạo Đảng Chính quyền ngày càng quan tâm hơn các đoàn thể và nhân dân ngày càng tham gia tích cực vào việc phát triển giáo dục góp phần huy động các lực lượng xã hội đóng góp nguồn lực cho giáo dục. Tuy nhiên trong công tác giáo dục và đào tạo vẫn tồn tại nhiều yếu kém nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường các hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm thi và cấp văn bằng sự phân hoá về điều kiện học trong các tầng lớp nhân dân . Năm học 1996 - 1997 năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng là năm học tiếp tục đổi mới theo phương hướng được xác định qua các Đại hội VI Đại hội VII Đại hội VIII và Hội nghị Trung ương 4 Khoá VII là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết TW2 Khoá VII về giáo dục - đào tạo sẽ tiến hành sắp tới. Phướng hướng chung của lĩnh vực giáo dục đào tạo trong 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá tạo điều kiện cho nhân dân đặc biệt là thanh niên .