Tham nhũng và chống tham nhũng là hiện tượng xã hội đã có từ lâu trong lịch sử loài người. Đặc biệt, từ nửa cuối thế kỷ thứ XX, tham nhũng nổi lên như căn bệnh ác tính bùng phát, đe doạ cả nền kinh tế, văn hóa lẫn đạo đức của loài người, có sức tàn phá và ngăn cản rất lớn đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Trong khoảng chừng 30 năm nay, nhiều quốc gia, nhiều khu vực đã hao tâm, tổn trí rất nhiều vào việc tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu, đưa. | : Đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính, xóa bỏ hẳn cơ chế “xin - cho”. Thủ tục hành chính phải công khai, nhanh gọn, chính xác, giảm tối thiểu sự phiền hà cho nhân dân khi phải đến liên hệ, làm việc với cơ quan công quyền. Xây dựng chế độ chịu trách nhiệm của cán bộ, công chức rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo đối với những sai phạm, tiêu cực xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình. Quan trọng hơn cả là chế độ cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức. Thu nhập của cán bộ, công chức phải đủ đảm bảo nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Nếu giải quyết tốt vấn đề này thì đây là một biện pháp cơ bản hạn chế hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu (tham nhũng vặt) của phần đông cán bộ, công chức cơ sở hiện nay đang gây bức xúc cho đại đa số nhân dân. Bên cạnh công cuộc cải cách hành chính hiện nay, vấn đề giáo dục phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên cũng hết sức quan trọng. Trong tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều cán bộ, đảng viên do không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã chạy theo các lợi ích trước mắt dẫn đến vi phạm pháp luật, tham nhũng. Đạo đức cách mạng trong sáng bị chủ nghĩa thực dụng, cá nhân lấn át. Tình trạng cả nể, sợ hãi mà không dám đấu tranh đối với các hành vi tiêu cực cán bộ, công chức của cơ quan tổ chức mình, công tác xử lý cán bộ chưa nghiêm khắc, đúng mức.