Vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và dần bị sụp đổ. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ hiện đại đã và đang tác động đến tất cả quốc gia dân tộc với mức độ khác nhau. Các quốc gia trong cộng đồng thế giới đều điều chỉnh chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối ngoại, thế hai cực bị phá hoại, từ đó làm nảy sinh xu hướng đa dạng hóa, đa phương. | Vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và dần bị sụp đổ. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ hiện đại đã và đang tác động đến tất cả quốc gia dân tộc với mức độ khác nhau. Các quốc gia trong cộng đồng thế giới đều điều chỉnh chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối ngoại, thế hai cực bị phá hoại, từ đó làm nảy sinh xu hướng đa dạng hóa, đa phương hóa trong quá trình toàn cầu hóa, phát triển và phụ thuộc lẫn nhau. Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và ASEAN là khu vực phát triển kinh tế năng động với tốc độ cao, chính trị tương đối ổn định. Là một bộ phận hợp thành đường lối đổi mới của Đảng, đường lối và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đàng và Nhà nước Việt Nam đã cho phép khai thác có hiệu quả các nhân tố quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch hòng phá hoại thành quả cách mạng Việt Nam tiến lên. Bằng sự nhạy cảm chính trị, kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng, Đảng đề ra những giải pháp ngang tầm với những biến đổi to lớn trong nước và thế giới, tiến hành tự đổi mới để hội nhập với cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển.