Chỉ thị số 34-CT về việc phát triển giáo dục phổ thông cấp III trong thời gian tới do Bộ Giáo dục ban hành | BỘ GIÁO DỤC Số 34-CT VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 09 tháng 09 năm 1974 CHỈ THỊ VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CẤP III TRONG THỜI GIAN TỚI Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục phổ thông cấp III đã không ngừng phảt triển với tốc độ nhanh và trên quy mô lớn. Từ năm học 1955-1956 đến năm học 1973-1974 số học sinh phổ thông cấp III đã tăng 44 lần cấp I tăng 4 9 lần cấp II tăng 26 lần với hơn 25 vạn học sinh và 382 trường. Ngày nay mạng lưới các trường phổ thông cấp III đã trải rộng khắp các huyện từ miền xuôi đến miền núi bình quân mỗi huyện hoặc đơn vị tương đương huyện có 1 27 trường phổ thông cấp III. Với sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng phấn đấu bảo đảm chất lượng giáo dục ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt sự nghiệp giáo dục phổ thông cấp III trên cơ sở kết quả phát triển giáo dục phổ thông cấp I và cấp II đã góp phần tích cực vào công tác đào tạo cán bộ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội từ tỷ lệ tuyển sinh đại học 1 1 đến nay đã nâng lên 1 6 và cung cấp những thanh niên được học tập rèn luyện theo phương hướng giáo dục toàn diện phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng. Ngoài ra sự phát triển giáo dục phổ thông cấp III trong những năm qua còn góp phần nâng cao trình độ văn hóa chung của nhân dân nước ta tạo điều kiện thuận lợi để con em các dân tộc ít người và nhân dân lao động cũng như các nữ thanh niên được học tập góp phần làm thay đổi hẳn bộ mặt xã hội ở miền Bắc và giảm dần từng bước sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn miền xuôi và miền núi lao động trí óc và chân tay nam và nữ đồng thời tăng thêm tiềm lực cho xã hội chuẩn bị cơ sở để tiến lên thời kỳ cách mạng mới. Sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông cấp III ở miền Bắc nước ta trong thời gian qua tốt đẹp như vậy song không tránh khỏi những nhược điểm thiếu sót và hạn chế do những khó khăn của chiến tranh và hoàn cảnh kinh tế của nghèo gây ra. Điều đáng lo ngại hơn cả là tỉnh trạng mất cân đối nghiêm trọng hiện nay giữa số lượng và chất lượng .