Một số vấn đề khi áp dụng tình tiết "Tự thú" và "Đầu thú" trong thực tiễn xét xử

Trong thời gian qua, khi giải quyết một vụ án hình sự có dấu hiệu người phạm tội tự thú và đầu thú, các Toà án hiểu và áp dụng tình tiết này rất khác nhau, không chỉ đối với các Thẩm phán Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao mà ngay cả đối với Hội đồng giám đốc thẩm. Điều này cho thấy, tình tiết người phạm tội “tự thú” và “đầu thú” có một ý nghĩa rất quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong. | - Trường hợp bị cáo phạm nhiều tội, thì tự thú tội nào được coi là tình tiết giảm nhẹ đối với tội đó. Ví dụ: Vũ Thị C bị bắt quả tang về hành vi vận chuyển 100 gam Heroin; trong quá trình điều tra, Vũ Thị C tự khai trước đó 3 tháng vào trước tết Nguyên Đán C còn phạm tội buôn bán hàng cấm là pháo nổ với số lượng rất lớn; Cơ quan Điều tra xác minh thấy lời khai tự thú của Vũ Thị C là chính xác. Tuy nhiên, việc tự thú của Vũ Thị C không góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, không hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tội phạm, (vì số pháo nổ mà Vũ Thị C buôn bán đã tiêu thụ hết trong dịp Tết Nguyên Đán, C cũng không khai được số pháo đó bán cho ai, ở đâu) nên Cơ quan Điều tra đã khởi tố bổ sung đối với Vũ Thị C về tội Buôn bán hàng cấm theo khoản 2 Điều 155 BLHS. Khi xét xử vụ án đối với Vũ Thị C, Toà án cấp sơ thẩm đã áp dụng điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS đối với bị cáo Vũ Thị C về cả 2 tội “vận chuyển trái phép chất ma tuý” và “buôn bán hàng cấm”. Lẽ ra, Toà án cấp sơ thẩm chỉ áp dụng tình tiết giảm nhẹ này đối với tội “buôn bán hàng cấm” còn đối với tội “Vận chuyển trái phép chất ma tuý” bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự thú”.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.