Trong xã hội hiện đại ngày nay nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu xã hội như vậy đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất phải có cái nhìn nhạy bén, vấn đề kinh doanh có hiệu quả vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước không những bù đắp được chi phí bỏ ra mà phải có tích lũy đảm bảo quá trình tái sản xuất | Trước sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể trước hết là sự chuyển đổi của cơ chế thị trường. Nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, đã đạt được những thành tựu đáng kể ở các lĩnh vực như: văn hóa, giáo dục, ngoại giao nhất là lĩnh vực kinh tế. Có được kết quả này một phần nhờ sự đóng góp của các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp Việt Nam không còn hoạt động theo cơ chế “giao nộp” mà hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh độc lập tức là doanh nghiệp phải tự trang trải chi phí, đảm bảo có lãi có quyền tự chủ về tài chính và thực hiện mọi nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Để thích ứng với cơ chế mới nhằm đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao trình độ quản lý và khả năng quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Các nhà doanh nghiệp phải được thị trường chấp nhận với chi phí bỏ ra là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo có lãi. Chính vì vậy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được các doanh nghiệp hết sức chú trọng, nó có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.