Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá cùng với tính chất khốc liệt của cạnh tranh thì vấn đề tăng năng suất lao động trở thành vấn đề sống còn của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc khuyến khích tăng năng suất lao động, trong cả hiện tại và cho tương lai. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng về năng suất này. Đây là một thách thức không nhỏ nhưng lại mang đến một cơ hội vô cùng lớn về. | Trong công tác tổ chức sản xuất cần bố trí đúng người, đúng việc. Do vậy, cần phải đánh giá lại trình độ tay nghề của công nhân. Căn cứ để đánh giá lại trình độ lành nghề của công nhân phải dựa vào đánh giá công việc (tức là xem mức độ quan trọng của công việc yêu cầu mà người công nhân phải thực hiện). Có nhiều phương pháp đánh giá công việc như phương pháp phân hạng công việc, phương pháp sắp xếp thứ tự theo công việc, phương pháp so sánh các yếu tố của công việc, phương pháp cho điểm Qua đó xác định được mức độ phức tạp của công việc. Tiếp theo đó là phải đánh giá thực hiện công việc của công nhân. Đây là công việc rất khó cần phải có một hội đồng đánh giá và lựa chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp. Để có thể thực hiện được việc đánh giá công việc và đánh giá thực hiện công việc, trước tiên doanh nghiệp cần phải phân tích lại công việc vì phân tích công việc là cơ sở cho việc đánh giá và thực hiện công việc. Có nhiều phương pháp phân tích công việc như phương pháp bảng câu hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp ghi chép nhật ký, phương pháp danh sách kiểm tra, phối hợp các phương pháp Nhưng để đảm bảo tính chính xác và khách quan doanh nghiệp nên sử dụng phối hợp các phương pháp.