Chủ đề: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Tranh chấp, giải quyết tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội, đặc biệt khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới thì tranh chấp đất đai ngày càng tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Nhóm 11 thảo luận về vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp, trên cơ sở đó đánh giá và đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế tranh chấp đất đai hiện nay, bảo đảm quyền. | Điều 17 Hiến pháp 1992 khẳng định:” đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Cụ thể hóa Hiến pháp 1992, luật đất đai năm 2003 đã quy định: “ Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Điều đó khẳng định toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chỉ là những người được Nhà nước giao đất cho sử dụng chứ không có quyền sở hữu đối với đất đai. Do đó, đối tượng của mọi tranh chấp đất đai phát sinh chỉ là quyền quản lý và sử dụng đất chứ không phải là quyền sở hữu đối với đất đai. Vì vậy, khi giải quyết các tranh chấp đất đai, phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện; bảo vệ quyền đại diện sở hữu đất đai của Nhà nước; bảo vệ thành quả cách mạng về đất đai mà nhân dân ta đã giành được.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.