Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất cùng sản xuất một loại mặt hàng hoặc các loại mặt hàng khác nhau là quy luật tất yếu. Để đứng vững được mỗi đơn vị luôn xác định cho mình một vị trí trong cạnh tranh. Muốn vậy cần có một chiến lược cạnh tranh kinh doanh khả thi trong mỗi thời kỳ ngắn, có quyết định đúng trong mỗi trường hợp và vai trò kế toán được phát huy | Để sản xuất bất kỳ một loại sản phẩm nào thì người sản xuất ra nó cũng phải dùng đến nguyên vật liệu, nhưng chất lượng của nguyên vật liệu cũng là một vấn đề cần quan tâm. Một sản phẩm muốn được tồn tại và phát triển hơn nữa trên thị trường thì nhất thiết sản phẩm đó phải vừa có mẫu mã đẹp vừa có chất lượng tốt. Vì vậy chất lượng sản phẩm phải phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu: Các chi tiết phụ tùng để lắp ráp một chiếc ô tô sẽ không bền nếu như chất lượng sắt thép để sản xuất ra những chi tiết phụ tùng đó là tồi và tất nhiên nếu chất lượng sản phẩm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu thụ, dẫn đến thu nhập bấp bênh và sự tồn tại của doanh nghiệp cũng không còn chắc chắn nữa. Mặt khác, xét về mặt vốn nguyên vật liệu là thành phần quan trọng của vốn lưu động trong doanh nghiệp, đặc biệt là vốn dự trữ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn cần phải tăng tốc độ luân chuyển tốc độ vốn lưu động, nghĩa là không tách rời việc dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý và tiết kiệm. Như vậy nguyên vật liệu có vị trí đặc biệt quan trọng không thể phủ nhận được trong quá trình sản xuất xuất phát từ tầm quan trọng của nguyên vật liệu trong điều kiện nền kinh tế hiện nay thì giảm chi phí nguyên vật liệu một cách hợp lý đảm bảo cho giá thành sản phẩm giảm từ đó lợi nhuận Doanh nghiệp sẽ tăng, đồng thời với một lượng chi phí nguyên vật liệu tương đối, có thể làm ra được nhiều sản phẩm nhất tức là hiệu quả sử dụng đồng vốn được nâng cao.