Ngày nay với sự ra đời của phương pháp ghép kênh phân chia bước sóng – WDM (Wavelength Division Multiplexing) cùng với công nghệ chuyển mạch quang với những ưu điểm vượt trội về chất lượng truyền dẫn cao, đặc biệt là băng thông rộng tốc độ lớn (tới hàng ngàn Terabit) đã là một cuộc cách mạng không chỉ trong công nghệ truyền dẫn mà còn là giải pháp phát triển mạng viễn thông. Vì vậy, công nghệ thông tin quang đã và đang là một công nghệ chủ đạo của mạng viễn thông. Có ba công nghệ chuyển. | Việc tích hợp mặt phẳng điều khiển GMPLS trong mạng OBS mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, việc quản lý, cung cấp băng thông lưu lượng của mạng GMPLS sẽ cải thiện khả năng mở rộng của mạng OBS. Giao thức quản lý liên kết của GMPLS sẽ cung cấp khả năng giám sát trực tiếp và quản lý tài nguyên mạng bao gồm các trạng thái kết nối và các thuộc tính liên quan của liên kết. Các liên kết không đánh số có thể giảm bớt sự yêu cầu của địa chỉ IP và tăng khả năng mở rộng của mạng. Thứ hai, kĩ thuật lưu lượng trong mặt phẳng điều khiển GMPLS sẽ giúp cho việc cấu hình và sử dụng tài nguyên mạng OBS một cách hợp lý và cân bằng. Kĩ thuật này dựa trên định tuyến cưỡng bức cung cấp theo nhu cầu định tuyến dựa trên hiện trạng sử dụng tài nguyên trực tiếp, nó sẽ tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và đạt được sự cân bằng trọng tải trong các mạng OBS. Việc sử dụng nhãn sẽ đẩy nhanh việc xử lý chuyển tiếp các BCP và đơn giản hơn nhiều lần so với việc sử dụng địa chỉ IP, vì thế mà chất lượng dịch vụ được đảm bảo hơn. Thứ ba là, khả năng của mạng OBS sẽ được cải thiện nhờ cơ chế phục hồi lỗi của GMPLS bao gồm cả việc phát hiện lỗi, kĩ thuật phục hồi và cô lập lỗi, tăng cường khả năng phản ứng và xử lý lỗi của các mạng OBS. Ngoài ra chính sách chia sẻ tài nguyên giữa ba loại kênh: kênh điều khiển GMPLS, nhóm kênh điều khiển và nhóm kênh dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên và cải thiện tốc độ xử lý của BCP. Việc tích hợp mặt phẳng GMPLS trong mạng OBS sẽ là một mô hình tối ưu nhất cho mạng Internet thế hệ sau.