Việt Nam một nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, với tỷ lệ dân số sống ở nông thôn chiếm trên 70% [15]. Quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, sản xuất nông nghiệp luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nông nghiệp của nước ta còn gặp nhiều khó khăn, năng suất và sản lượng cây trồng vẫn còn thấp do người dân thiếu kiến thức về KHKT. Kể từ khi Nghị Quyết X của Bộ chính trị ngày 05/ 04/ 1988 ra đời, nông nghiệp của. | Cũng theo như phân tích ở bảng , bảng đưa ra một số loại vật nuôi điều tra ảnh hưởng của tập huấn đến NS như: gia cầm (gà, vịt, ngan); lợn; trâu, bò, thủy sản (cá), với 5 trường hợp là: tăng lên, giảm đi, không đổi, không biết, không liên quan. Qua bảng cho thấy trong tổng số 80 phiếu điều tra nông dân, với 320 ý kiến về các nội dung chăn nuôi thì có tới có 187 ý kiến cho rằng NS vật nuôi ở địa phương, gia đình tăng lên cũng một phần do được tập huấn. Ngoài ra giảm đi cũng có 8 ý kiến, không đổi có 20 ý kiến và không biết là 46 ý kiến. Trong khi đó không liên quan có tới 59 ý kiến. Có thể nói rằng CTKN vẫn chưa thực sự chú trọng nhiều đến tập huấn cho nông dân những nội dung, kiến thức về lĩnh vực chăn nuôi, phát triển chăn nuôi cũng rất quan trọng, bổ trợ cho trồng trọt cùng phát triển theo và ngược lại. Trong công tác tập huấn, những người làm công tác tổ chức, cán bộ khuyến nông cũng cần tìm hiểu rõ điều kiện thực tế của địa phương tổ chức tập huấn, cần đặc biệt chú ý hơn nữa những đối tượng đặc biệt, để có biện pháp giúp đỡ nhiều hơn, hướng dẫn kỹ hơn từ đó có thể giúp họ áp dụng vào sản xuất.