Qua hệ nhân thân và quan hệ tài sản: quan hệ cơ bản va chủ yếu của xã hội do nhiều ngành luật điều chỉnh nên luật dân sự chỉnh điều chỉnh một phần các quan hệ đó | Trong những năm 80, thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội do Đảng ta đề ra, đặc biệt là việc chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải có sự điểu chỉnh của pháp luật tương ứng, trong đó có pháp luật dân sự. Để đáp ứng đòi hỏi đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ dân sự như: Luật Hôn nhân và Gia đình (1986), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (1988), Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam (1992) Một trong những đặc điểm của pháp luật dân sự giai đoạn này là sự ra đời của hàng loạt pháp lệnh, đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật dân sự và tạo ra những tiền đề cho việc soạn thảo và ban hành Bộ Luật Dân sự sau này. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cơ bản của Luật Dân sự chưa được pháp luật điều chỉnh đầy đủ, chằng hạn như các quan hệ về sở hữu tài sản, các hợp đồng dân sự thông dụng nên trên thực tế khi giải quyết tranh chấp, Toà án vẫn phải vận dụng các báo cáo tổng kết ngành, báo cáo chuyên đề và thông tư hướng dẫn của TANDTC để bù lấp chỗ trống .