Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ------ NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 05 2009 QĐ-TTg Hà Nội ngày 13 tháng 01 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ này 25 tháng 12 năm 2001 Căn cứ Nghị định số 92 2006 NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Nghị định số 04 2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92 2006 NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tại tờ trình số 42 TTr-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 4022 BKH-TĐ GsĐt ngày 04 tháng 6 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 sau đây gọi tắt là Quy hoạch với nội dung cụ thể như sau I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1. Quan điểm phát triển a. Huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về kinh tế thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu là công nghiệp dịch vụ b. Tập trung cao vào phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế có giá trị hàm lượng công nghệ cao từng bước hướng mạnh ra xuất khẩu nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của hàng hóa và cả nền kinh tế c. Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu thị trường nâng cao năng suất chất lượng và giá trị sản xuất đơn vị diện tích canh tác. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp tăng lao động công nghiệp và .