Luận văn: Mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Trong những năm qua hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đã bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Hoạt động này đang được quan tâm nhiều hơn từ khi có sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 2006. Với những bước đầu như vậy thì khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động này còn đang được các cơ quan nhà nước soạn thảo. Sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán đang góp phần tạo nên thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Sử dụng chiến lược M&A để. | Khi công ty mục tiêu quá lớn so với công ty đi mua, khả năng thất bại có thể được nhìn thấy dễ dàng, công ty mục tiêu trở nên khó nuốt so với công ty đi mua, việc điều hành một công ty lớn hơn mình sẽ làm công ty đi mua đối mặt với rất nhiều khó khăn, hơn thế nữa những thương vụ loại này thường gắn với việc sử dụng một khối lượng nợ lớn do đó rủi ro của nó cũng gia tăng. Trong trường hợp công ty đi mua quá lớn so với công ty mục tiêu khả năng thất bại của nó cũng cao như trường hợp ở trên, bởi vì phần lợi nhuận từ công ty mục tiêu sẽ đóng một phần quá nhỏ bé vào lợi nhuận của công ty đi mua. Ngược lại, những thỏa thuận hợp nhất giữa hai công ty có cùng kích cỡ và vị trí trên thị trường thường được sự tán thành của lãnh đạo hai bên và do đó họ thường không đòi hỏi đối tác bên kia phải chi trả quá nhiều cho mình, họ cần sự công bằng và bình đẳng. Ngoài ra hoạt động hợp nhất ngang hàng không phải chỉ để phục vụ mục đích của một bên, do đó nó dễ dàng đạt tới sự hòa hợp và khả năng thành công của nó cũng sẽ lớn hơn.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    19    1    28-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.