Tiểu luận về nợ công ở Việt Nam

Trước khi nói về khủng hoảng nợ thì chúng ta hãy xem xét khái niệm về nợ là gì. Nợ là một từ chung dùng để chỉ về nghĩa vụ của đối tượng này tới đối tượng khác. Tùy theo các đối tượng và nghĩa vụ đó là gì thì chúng ta sẽ có cách gọi nợ khác nhau. Trong bài phân tích này các đối tượng là quốc gia, chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế và nghĩa vụ là trả tiền nên nợ này được gọi là nợ quốc tế. Theo nghĩa rộng, nợ quốc tế là các khoản nợ của. | Nghiên cứu tình hình nợ công tại một số nước châu Âu có thể giúp rút ra một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới khủng hoảng như sau: một là, tất cả các nước rơi vào vòng xoáy nợ công đều có kỷ luật tài khóa lỏng lẻo. Tình hình thực hiện ngân sách chi cuối năm luôn vượt xa Nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách được công bố đầu năm ; hai là, việc phân bổ nguồn vốn dễ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị nhiều hơn mục tiêu kinh tế (ví dụ : chi phí quốc phòng – an ninh, chi trợ cấp xã hội, chi trả lương hưu cho công chức, chi bù lãi suất ngân hàng cho các dự án công ích, chi lễ tân nhà nước hay các lễ kỷ niệm, ); ba là, thời gian thực hiện dự án kéo dài. Hiếm có dự án công nào hoàn thành đúng tiến độ. Hậu quả là tiền lãi phải trả trên nợ vay tăng ; bốn là, hiệu quả sử dụng vốn thấp (thường thấp hơn các dự án vay vốn thương mại của khu vực tư) ; năm là, trách nhiệm người đi vay không cao vì những người tham gia quyết định vay nợ không hẳn là những người sẽ phải lo trả nợ nhất là khi người vay không có cơ hội tái đắc cử ; và sáu là, Chính phủ có khả năng che đậy các vấn đề bất cập của tình hình nợ công trong một thời gian khá dài (có thể tới 10 năm) nên việc điều chỉnh chính sách khắc phục không được kịp thời.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.