Có lẽ ai cũng nhận thức được rằng, trước khi có sự phát triển của chủ nghĩa tự do ý chí, hợp đồng (với tính cách là một chế định pháp lý và với tính cách là một phương tiện thực tiễn) đã tồn tại và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử của xã hội loài người kể từ khi họ bắt đầu biết tổ chức thành cộng đồng, và ngày nay, khi vai trò của tự do ý chí bị giảm sút, thì hợp đồng vẫn giữ một vị trí quan trọng và không giảm đi ý nghĩa to lớn. | ở Hoa Kỳ, vụ Lochner v. New York, 198 . 45 (1905) là một dấu mốc quan trọng đánh dấu phán quyết của Toà án tối cao Hoa Kỳ hướng tới quyền tự do hợp đồng. Đây là một vụ việc gây tranh luận nhiều nhất trong lịch sử của Toà án tối cao Hoa Kỳ. Nó tạo ra một kỷ nguyên được gọi là kỷ nguyên Lochner. Vào năm 1896, cơ quan lập pháp của tiểu bang New York nhất trí ban hành một đạo luật mang tên Bakeshop Act cấm các cá nhân làm việc tại các cửa hàng bánh mỳ làm việc hơn mười giờ một ngày hoặc hơn sáu mươi giờ một tuần. Năm 1899, Joseph Lochner (người chủ của một cửa hiệu bánh mỳ ở Unita) bị phạt 25 đô la Mỹ vì sử dụng một người lao động làm quá thời gian qui định nói trên. Lần vi phạm thứ hai vào năm 1901, ông ta bị phạt 50 đô la Mỹ tại tòa án quận Oneida. Sau nhiều lần kháng cáo tại Toà án tối cao của New York bị thất bại, ông ta đưa vụ việc lên Toà án tối cao của Hoa Kỳ. Vụ việc này được xét xử trên căn bản Bổ sung thứ mười bốn của Hiến pháp Hoa Kỳ với nội dung: “ không một tiểu bang nào được tước bỏ của bất kỳ người nào đời sống, tự do, hoặc tài sản mà không theo một qui trình pháp luật thích hợp”. Trải qua hàng loạt vụ việc trước đó, Toà án tối cao Hoa Kỳ cho rằng, nguyên tắc này không chỉ là một bảo đảm về luật thủ tục, mà còn là một giới hạn về luật vật chất cho các hành xử của chính quyền đối với người dân. Việc giải thích Hiến pháp này của Toà án tối cao Hoa Kỳ đã in một dấu ấn chắc chắn vào các học thuyết pháp lý ở cuối thế kỷ XIX.