Hiện nay, bên cạnh những cán bộ vừa có “uy”, vừa có “tín”, xứng tầm với trọng trách được giao thì không ít người chưa hội đủ những tiêu chí cần và đủ của người lãnh đạo. Ở họ, thay vì khổ công rèn luyện để có được chữ “tín” thì họ luôn sợ người dưới quyền đánh giá thấp về năng lực và phẩm chất của mình nên thường tự khoe khoang, thích thành tích, thích danh vọng, tranh công đổ lỗi, sợ trách nhiệm, thích những lời tâng bốc, tạo ra vây cánh để tăng thêm “uy tín. | - Mỗi vị lãnh đạo (dù là cấp nào) cũng phải nghiêm túc rèn luyện bản thân cả trong học tập, tích lũy kiến thức nhiều mặt, cả trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, khả năng quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. (Cần phải nói thêm rằng, trong thời đại kinh tế tri thức, không có chuyên môn, nghiệp vụ thì không thể lãnh đạo được. Cái thời “chỉ chỏ chung chung”, “chém tay, hùng biện rỗng”, phát biểu theo các “Fom” có sẳn, thì chính bản thân người lãnh đạo cũng thấy nhàm chán, vì nó quá vô vị, chẳng giải quyết được công việc gì). Đi đôi với chuyên môn, nghiệp vụ, mỗi vị lãnh đạo phải thực sự lưu ý giữ gìn về phẩm chất, lối sống. Cũng cần phải nhớ một đặc điểm nữa là, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì “lặn chìm”, tiềm tàng trong con người, nhưng lối sống thì lại luôn luôn lồ lộ ra bên ngoài, rất dễ nhận biết. Anh thực sự có cuộc sống lành mạnh hay anh giả vờ nghiêm túc đều không qua khỏi con mắt “giám sát” của “thiên hạ”. Nói tóm lại là năng lực, phẩm chất, đạo đức thật sự hay “đồ rởm”, điều đó quyết định sự tồn tại vị trí lãnh đạo của mỗi người; đối với lãnh đạo trẻ còn quyết định phát triển hay “thui chột”.