Theo thống kê thì cho đến nay có hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Văn hóa không đơn giản vì mỗi nhà nghiên cứu đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình nghiên cứu. Theo UNESCO thì: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương. | Con người là vốn quý nhất. Văn hoá có ý nghĩa là làm cho tốt đẹp hơn về đạo lý, đạo đức của con người. Con người làm ra văn hoá, nhưng văn hoá hóa con người, văn hoá phải làm tốt vai trò hình thành nhân cách – yếu tố cốt lõi trong nguồn lực con người. Con người là nguồn lực vô hạn, nhưng phải là con người có văn hoá. Văn hoá ở đây là tài sản vô hình, do học tập, tu dưỡng, rèn luyện mới có được. Con người Việt Nam được hình thành từ nền văn hoá Việt Nam. Với chức năng điều tiết của mình, văn hoá phải luôn luôn làm cho con người sống tốt hơn, sống có đạo lý, phẩm giá. Văn hoá làm cho con người bao giờ cũng sống cùng, sống với, sống vì. Ngược lại, xã hội cũng phải luôn luôn quan tâm đến mỗi cá nhân, phải chăm sóc cho các cá nhân về mọi mặt, thúc đẩy động lực của mỗi con người. Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi con người phải có trình độ ngày càng cao: trình độ nhận thức, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Thời đại CNH – HĐH đòi hỏi phải nắm chắc KHKT tiên tiến nhất, vấn đề ngoại ngữ, vi tính, tin học thì mới có thể hòa nhập với thế giới phát triển được. Bên cạnh trình độ nhận thức, trình độ KHKT để phát triển kinh tế, con người xã hội hiện đại cũng phải có văn hoá: những hiểu biết về văn hoá nghệ thuật (để sáng tạo và hưởng thụ – nếu không được đào tạo cơ bản khó mà hưởng thụ được các tác phẩm VHNT), có mối quan hệ xã hội tốt đẹp dựa trên nền tảng của chuẩn mực xã hội.