ĐỀ TÀI: TẾ BÀO GỐC VÀ ĐẠO LÝ SINH HỌC TRONG NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC

Trong vài thập kỷ gần đây, chúng ta đã được chứng kiến nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu về tế bào gốc cũng như những tranh cãi về tính đạo đức trong nghiên cứu lĩnh vực này. Nghiên cứu về tế bào gốc trang bị cho chúng ta những hiểu biết về quá trình hình thành cơ thể sinh vật từ một tế bào đơn lẻ và quá trình các tế bào khỏe mạnh thay thế các tế bào bị tổn thương trong các cơ thể trưởng thành, mang lại cho nhân loại hy vọng chữa được nhiều. | Trở lại vấn đề động vật nhân bản vô tính. Cừu Dolly được nhân bản từ một con cừu 6 tuổi vào năm 1996, nhưng đến năm 2003 cừu Dolly chết do mắc các chứng bệnh của một con cừu già (viêm phổi, viêm khớp nặng) khi nó mới sáu tuổi trong khi một con cừu bình thường sống được 12 năm. Như vậy rõ ràng nhân bản vô tính (và cả với nhân bản trị liệu) vấp phải vấn đề lão hóa tế bào. Mặc dù tế bào trưởng thành được “giải biệt hóa” bằng kỹ thuật chuyển nhân vào tế bào trứng làm cho nó trở thành toàn năng thì đồng hồ sinh học trong DNA tế bào vẫn nhớ tuổi của nó và làm cho tế bào hay cơ thể nhân bản vô tính bị già trước tuổi (so với tuổi sinh). Điều này cho thấy có lẽ chúng ta không thể vượt qua giới hạn của tạo hóa, không thể trở nên bất tử. Nhưng dẫu sao kỹ thuật nhân bản tạo ra tế bào gốc vô tính cũng là một thành tựu vô cùng to lớn, ví dụ nếu có thể nhân bản tạo tế bào gốc vô tính từ một người 50 tuổi bị Parkinson, tế bào gốc này vẫn nhớ nó đã 50 tuổi và chỉ có thể sống thêm được 20 năm nữa thì tế bào này vẫn rất có giá trị trong điều trị, nó giúp cho người bệnh Parkinson có thể sống 20 năm cuối đời với chất lượng cuộc sống cao hơn.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.