Nguyên nhân sâu xa của những cuộc cách mạng xã hội là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo quy luật chung của sự phát triển xã hội khi lực lượng sản xuất không ngừng phát triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó, tất yếu phải thay quan hệ sản xuất lỡi thời bằng một quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. Tuy rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất trong chế độ tư bản ngày càng gay gắt song quy luật xã hội không tự nó xảy. | Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một tiến trình gồm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn giai cấp vô sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị, giành lấy dân chủ, sử dụng hình thức bạo lực để giành chính quyền. Giai đoạn hai là sử dụng chính quyền đó dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, tập hợp quần chúng nhân dân, cải tạo xã hội cũ, tổ chức xây dựng xã hội mới về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, xã là cuộc cách mạng không chỉ dừng lại ở việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà còn xóa bỏ chế độ người bóc lột người, đưa lại đời sống ấm no cho người dân. Với mục đích của cuộc cách mạng, đã thu hút được sự tham gia của đông đảo giai cấp công nhân và nhân dân lao động và tầng lớp trí thức ngày càng không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Trong khi những phong trào lịch sử từ trước đến nay đều do thiểu số thực hiện hay vì mưu lợi ích cho thiểu số thì phong trào vô sản là phong trào độc lập của đại đa số, mưu lợi ích cho đại đa số. Từ đó làm nên cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, diễn ra một cách toàn diện, triệt để và có sự thay đổi về chất.