Tác động của qúa trình toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa kinh tế ngày nay đã trở thành xu thế chung của thời đại mà các quốc gia, dân tộc không thể bỏ qua được. Vậy bản chất, những đặc điểm của toàn cầu hóa kinh tế là gì? Điều này được trình bày tóm lược trong bài viết, cùng với những phân tích sâu sắc về tác động của quá trình này tới nền kinh tế các nước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi nước ta ngày càng tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế quốc tế, để từ đó có nhận thức đúng và những. | Cùng với cơ hội và đồng hành với cơ hội, nền kinh tế nước ta, các doanh nghiệp nước ta cũng phải đối đầu với các thách thức lớn. Ðó là sự cạnh tranh quyết liệt trên cả ba cấp độ do hàng rào bảo hộ bị dỡ bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia, nên các sản phẩm nước ta phải cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa. Ðiều đó không chỉ đòi hỏi bản thân sản phẩm phải có chất lượng cao, giá thành hạ (điều này chủ yếu do công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý của doanh nghiệp quyết định), để sản phẩm đến được với người tiêu dùng, doanh nghiệp còn phải có khả năng tổ chức thị trường, làm tốt các dịch vụ sau bán hàng, xây dựng thương hiệu. Bằng cách đó, doanh nghiệp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng và mở rộng kinh doanh. Và như vậy, cạnh tranh không chỉ ở cấp độ sản phẩm mà là ở cấp độ doanh nghiệp. Chưa hết! Là đơn vị kinh tế cơ sở, hoạt động của doanh nghiệp tuy phản ánh tất cả, nhưng tự nó không quyết định tất cả. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chi phí "đầu vào" mà doanh nghiệp khác đặt ra cho nó, phụ thuộc vào các cơ chế chính sách vĩ mô, vào các dịch vụ công mà Nhà nước cung ứng. Tất cả những yếu tố này tạo nên chi phí giao dịch xã hội của doanh nghiệp. Chi phí giao dịch xã hội càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng nhỏ. Và vì vậy, sự cạnh tranh được đặt ra trên cấp độ lớn hơn: Cạnh tranh tổng lực của nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia. Như vậy là: Hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội, vừa có thách thức. Thách thức là sức ép trực tiếp, còn cơ hội tự nó không chuyển thành lực lượng vật chất trên thị trường mà phải thông qua hoạt động của chủ thể. Cơ hội và thách thức cũng luôn vận động, biến đổi. Tận dụng được cơ hội sẽ đẩy lùi được thách thức và tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội thì thách thức sẽ lấn át làm triệt tiêu cơ hội. Chính vì vậy mà vai trò "chủ thể" của doanh nghiệp, của Nhà nước là rất quyết định. Doanh nghiệp là người "xung trận", là lực lượng trực tiếp đương đầu trong cạnh tranh. Nhưng, Nhà nước phải là người mở đường.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    364    3    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.