Với sự tiến bộ của con người, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các nghành công nghiệp phát triển mạnh mẽ, các hệ thống ứng dụng ra đời, điều đó cũng đặt ra yêu cầu cao về chất lượng, độ chính xác. Một trong những hệ thống được ứng dụng nhiều nhất là: hệ thống đo điều khiển và hiển thị ra led 7 thanh. | Như thiết kế hệ thống sử dụng bộ vi xử lý công dụng chung chẳng hạn như Pentium hay 68040 phải bổ xung thêm RAM, ROM, các cổng vào ra và các bộ định thời ngoài để làm cho chúng hoạt động được. Mặc dù việc bổ sung RAM, ROM và các cổng vào ra bên ngoài làm cho hệ thống cồng kềnh và đắt hơn, nhưng chúng có ưu điểm là linh hoạt chẳng hạn như người thiết kế có quyền quyết định về số lượng RAM, ROM và các cổng vào ra cần thiết phù hợp với bài toán trong tam tay của mình. Điều này không thể có được với các bộ vi điều khiển. Một bộ vi điều khiển có một CPU (một bộ vi xử lý) cùng với một lượng cố định RAM, ROM, các cổng vào ra và một bộ định thời tất cả trên cùng một chíp. Hay nói cách khác là bộ xử lý RAM, ROM các cổng vào ra và bộ định thời đều được nhúng với nhau trên một chíp; do vậy người thiết kế không thể bổ xung thêm bộ nhớ ngoài , cổng vào ra hoặc bộ đinh thời cho nó. Số lượng cố định của RAM, ROM trên chíp và số các cổng vào – ra trong các bộ vi điều khiển làm cho chúng trở nên lý tưởng với nhiều ứng dụng mà trong đó giá thành và không gian lại hạn chế. Trong nhiều ứng dụng , ví dụ như điều khiển TV từ xa thì không cần công suất tính toán của bộ vi xử lý 486 hoặc thâm chí như 8086. Trong rất nhiều ứng dụng thì không gian nó chiếm, công suất nó tiêu tốn và giá thành trên một đợn vie là những cân nhắc nghiêm ngặt hơn nhiều so với công suất tính toán. Những ứng dụng thường yêu cầu một số thao tác vào-ra để đọc các tín hiệu tắt- mở những bit nhất định. Điều thú vị là một số nhà sản xuất các bộ vi điều khiển đã đi xa hơn là tích hợp cả một bộ chuyển đổi ADC và các ngoại vi khác vào trong bộ điều khiển.