Trên cơ sở Cương lĩnh và Hiến pháp, đồng thời trải qua tổng kết thực tiễn đổi mới của các kỳ đại hội VI, VII, VIII, IX, X, Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã có những khái quát mới về lý luận: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối ”. Theo đó đại hội đã xác định hiện nay ở nước ta có bốn thành phần kinh tế: kinh tế nhà. | Vai trò quan trọng về quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã được khẳng định. Đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại do tính chất đặc biệt của nó vai trò đó lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn những năm vừa qua đã khẳng định rằng nếu thiếu sự quản lý của Nhà nước, kinh tế đối ngoại sẽ không thể mở rộng và mang lại hiệu quả, thậm chí còn dẫn tới những hậu quả khó lường trước không chỉ về kinh tế mà còn nguy hại hơn cả về chính trị, bởi vì mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, đặc biệt trong điều kiện diễn biến hòa bình đang là một nguy cơ. Mặc dù đã có cố gắng nhất định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nên kết quả không nhỏ, songdo nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có vấn đề quản lý nhà nước nên kết quả đó còn rất khiêm tốn và càng khiêm tốn hơn nếu so sánh với các nước trong khu vực. vì vậy, việc tăng cường sự quản lý của nhà nước trở thành vấn đề cấp bách, chỉ có tăng cường vai trò quản lý của nhà nước mới có thể đảm bảo mục tiêu,phương hướng và giữ vững được nguyên tắc cơ bản trong kinh tế đối ngoại và có như vậy hoạt động kinh tế đối ngoại mới mang lại hiệu quả. Cũng chỉ có tăng cường vai trò quản lý của nhà nước mới có thể hạn chế được rủi ro, nắm bắt được những cơ hội, nhờ đó mang lại lợi ích cho các đơn vị hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và quốc gia nói chung. Thông qua sự tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước sẽ khắc phục được sự cạnh trạn thiếu lành mạnh, phát huy được hiệu quả của sự hợp tác trong nước để có sức cạnh tranhh quốc tế, tránh được sự thua thiệt về lợi ích.