Tế bào gốc là các tế bào chưa biệt hóa, có thể tự tái tạo và phân chia nhiều lần. Trong những điều kiện sinh lý/thực nghiệm nhất định, tế bào gốc có thể cảm ứng biệt hóa thành các tế bào có chức năng chuyên biệt như tế bào cơ tim, tế bào tuyến tụy, tế bào bào da, tế bào máu, tế bào thần kinh | Việc nghiên cứu tế bào gốc trong y học đã được tiến hành từ những năm 1960 trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển với các nghiên cứu về tế bào gốc trưởng thành và tế bào gốc tạo máu. Những thành công đầu tiên trong lĩnh vực này là việc sử dụng tế bào gốc tạo máu để điều trị một số bệnh máu ác tính (ghép tế bào gốc tạo máu) được tiến hành vào những năm 80 của thế kỷ XX ở hầu hết các nước tiến tiến, nguồn tế bào gốc cho ghép được lấy từ xương, từ máu ngoại vi, gần đây là từ máu cuống rốn và màng lót cuống rốn. Ghép tế bào gốc đã điều trị được nhiều bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo: Lơxêmi, bệnh di truyền, U lympho đạt kết quả cao nhất ở bệnh nhân trẻ và trẻ em. Gần đây, việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong y học không chỉ dừng lại ở việc ghép tế bào gốc tạo máu mà còn được nghiên cứu và phát triển ở rất nhiều chuyên khoa khác như: Mắt, tim mạch, bỏng, da Việc nghiên cứu tế bào gốc mở ra một triển vọng mới cho việc điều trị các bệnh nan y, đồng thời có thể khôi phục những loài thú đã tuyệt chủng.