Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, và nền kinh tế nước ta nói chung. Thực tế đã cho thấy rằng, việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đã mang lại một nguồn ngoại tệ đáng kể, không những thế việc nuôi trồng thủy sản đã giải quyết việc làm hiệu quả và trở thành một nguồn sinh kế quan trọng mang lại thu nhập cho người dân, đặc biệt là vùng ven biển. Do vậy, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì ngành thủy sản đã có. | Một lý do quan trọng mà người dân chuyển từ nuôi chuyên canh tôm sang nuôi xen ghép đó là do dịch bệnh. Mô hình xen ghép đã thể hiện được những ưu điểm thông qua những năm được người dân áp dụng. Tình hình dịch bệnh được các hộ nuôi cho là ít xảy kể cả ao thấp triều cũng như ao cao triều. Mặc dù ít xảy ra chứ không có nghĩa là hoàn toàn không có. Trong những năm áp dụng mô hình này thì bệnh xảy ra chủ yếu là do quá trình lấy nước từ ngoài đầm phá để thêm nước. 100% hộ nuôi đều cho rằng lấy nước ở ngoài rất dễ bị nước độc và gây nên biến đổi môi trường nước cho đối tượng nuôi. Một số bệnh do vi sinh vật gây ra cũng xuất hiện trong vụ nuôi nhưng không đáng kể như bệnh: Đầu vàng, đốm trắng, đường ruột. Nhưng các bệnh nguy hiểm đã được xử lý kịp thời bởi chủ hộ nuôi và các cơ quan quản lý nên hầu như không lây lan qua các vùng nuôi an toàn khác. Hầu hết các ao ở đây chịu ảnh hưởng rất lớn từ nguồn nước ở đầm phá do không có các ao lắng, lọc nên mực nước trong các ao đều biến động. Ở ao thấp triều thì chịu ảnh hưởng sự lên xuống con nước thủy triều do bờ ao không kiên cố, nhiều lỗ gây rò rỉ. Nhưng thủy triều ở đây là bán nhật triều có 2 con nước lớn mỗi ngày nên mực nước trong ao luôn được duy trì ở mức thích hợp từ 0,7 – 1,5m, và số lần thêm nước cũng ít đi vào mùa hè. Ngược lại ở ao cao triều thì ít chịu ảnh hưởng của thủy triều, nhưng trong khi đó mực nước luôn thất thoát do sự rò rỉ và sự bay hơi vào mùa hè. Do đó, những ao cao triều phải bơm thêm nước mới bổ sung vào mùa hè 2 – 3 lần/tháng.