Khi khởi động máy lần đầu tiên, máy tính sẽ đọc một tập hợp dữ liệu được lưu trong CMOS (một chip bộ nhớ đặc biệt luôn hoạt động nhờ 1 cục pin nhỏ), không có thông tin nầy máy tính sẽ bị tê liệt. Việc xác lập các thông tin nầy gọi là Setup BIOS để đề phòng trường hợp máy tự mất các thông tin lưu trong BIOS vì các lý do như hết pin, nhiễu điện, virusHiện nay người dùng Flash Ram để lưu thông tin trong Bios có thể khác nhau theo từng hãng chế tạo. | Phần khai báo ổ đĩa cứng rắc rối hơn, bắt buộc bạn phải khai báo chi tiết các thông số, bạn khai báo sai không những ổ cứng không hoạt động mà đôi khi còn làm hư ổ cứng nếu bạn khai báo quá dung lượng thật sự của ổ cứng và cho tiến hành FDISK, FORMAT theo dung lượng sai nầy. May mắn là các Bios sau nầy đều có phần dò tìm thông số ổ cứng IDE tự động (IDE HDD auto detection) nên các bạn khỏi mắc công nhớ khi sử dụng ổ đĩa cứng loại IDE. Chúng tôi sẽ nói về phần auto detect nầy sau. Ngoài ra, các ổ cứng sau nầy đều có ghi thông số trên nhãn dán trên mặt. Bạn cho chạy Auto detect, Bios sẽ tự động điền các thông số nầy dùm bạn. Việc khai báo ổ cứng C và D đòi hỏi phải đúng với việc Set các jumper trên 2 ổ cứng. Bạn xác lập ổ cứng không phải qua đầu nối dây mà bằng các jumper trên mạch điều khiển ổ cứng. Các ổ cứng đời mới chỉ có một jumper 3 vị trí: ổ duy nhất, ổ Master (ổ C), ổ Slave (ổ D) và có ghi rõ cách Set trên nhãn. Các ổ đĩa cứng đời cũ nhiều jumper hơn nên nếu không có tài liệu hướng dẫn là rắc rối, phải mò mẫm rất lâu.