Tư liệu về các mãnh tướng của nhà Tây Sơn như Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu và Nguyễn Văn Lộc. Võ Văn Dũng Sau khi vua Quang Trung mất, Cảnh Thịnh lên ngôi, tuổi còn nhỏ, quyền bính đều ở trong tay Bùi Đắc Tuyên. Bùi Đắc Tuyên người làng Xuân Hòa, huyện Tuy Viễn, cậu ruột của Cảnh Thịnh. Dưới triều vua Quang Trung, Tuyên nhờ thế em gái là Hoàng hậu Bùi Thị Nhạn nên được làm quan trong triều. Vì ít học, nên chỉ làm Thị. | Vì vậy, nên sau khi lên ngôi báu, Quang Toản liền sử dụng Tuyên và đưa lên làm thái sư, bất chấp cả quan chế đã đặt sẵn. Trong cung đã có Bùi Thái hậu, ngoài triều lại có lắm đại thần nghiêng theo chiều gió như Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng, nên thế lực của Tuyên rất vững. Tuyên mỗi ngày một thêm lộng hành. Các đại thần trung tín đều bất mãn. Một số quan văn kẻ thì tìm cớ già yếu xin về vườn. Kẻ thì bị Tuyên tìm cớ giáng chức hay cách chức. Một số quan võ không về cánh với Tuyên, người thì bị thảm hại, kẻ thì bị đưa đi trấn thủ nơi xa xôi. Ngay những người trước kia theo Tuyên như Ngô Văn Sở, Lê Văn Hưng cũng không chịu nổi hành vi gian ác của Tuyên, nhiều lúc cũng có thái độ bất b ình. Tuyên muốn trừ khử khi có dịp. Nhân khi Lê Văn Hưng thắng trận ở Phú Yên, giao thành cho Nguyễn Quang Huy giữ, đem quân về Phú Xuân, Tuyên bắt tội là không thỉnh mệnh trước, có ý muốn làm phản, tâu xin vua chém đầu răn chúng. Vua Cảnh Thịnh y lời, Ngô Văn Sở can nhưng không được, Quan Phụ chánh Trần Văn Kỷ can thiệp, Tuyên nổi giận, giáng chức, đày ra coi trạm Hoàng Giang.