Vào cuối thế kỷ thứ 14 nước Đại Việt bắt đầu một giai đoạn suy vong. Ở đầu thế kỷ thứ 13, chỉ 200 năm trưóc đó, đoàn quân bách chiến bách thắng của Thành Cát Tư hãn và Hốt Tất Liệt đã phải bị khuất phục trưóc những chiến công hiển hách của Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải. Nhưng đến cuối thế kỷ 14, nhà Trần đã mất đi năng lực quốc phòng để gìn giữ biên giới. Các vị vua cuối cùng nhà Trần nhu nhược, yếu hèn. Nước Chiêm Thành nhỏ bé ở phương nam, dưới sự. | Ngay ở đề tựa Bình Ngô Sách, ông đã gọi Trung Hoa là giặc Ngô. Tại sao không gọi quân của nhà Minh là giặc Minh mà gọi là giặc Ngô? Đây là nghệ thuật dùng chữ của Nguyễn Trãi để xác định giá trị chính thống của cuộc chiến tranh chống ngoại xâm giành độc lập của Lê Lợi. Lê Lợi dấy binh vì đại nghĩa chứ không phải làm thảo khấu như Chu Nguyên Chương. Nguyễn Trãi dùng chữ Ngô để nhắc lại cho mọi ngưòi biết rằng chính Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương khi còn là giặc cỏ cũng tự phong là Ngô Vương. Xuất xứ của Chu Nguyên Chương là từ Ngô Việt, một bộ phận của Bách Việt đã bị đồng hoá vào Trung Hoa. Ông gọi cuộc chiến nầy là cuộc chiến "bình Ngô" để trả lại Minh Thành Tổ chữ "chinh Di" mà ông dùng để gọi Đại Việt. Ông phản bác nhà Minh ngay ở thuật ngữ "chinh Di" và ông nhấn mạnh rằng thái độ ngạo mạn của người Hán gọi nguời Việt là Di, là mọi rợ, (như khi Minh đế phong Chu Năng làm "Chinh Di" Đại Tưóng Quân), là một điều xúc phạm đến truyền thống văn hoá lâu đời của Đại Việt. Ngay ở tên "Bình Ngô Sách" Nguyễn Trãi đã xác định đưọc chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và kích động được niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước.