Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng các biện pháp hoà bình là một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại. Nguyên tắc này cũng đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc. Liên quan đến các tranh chấp về biển, Công ước Luật Biển năm 1982 đã dành toàn bộ phần thứ XV với 21 điều và 4 Phụ lục để nói về giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và thực hiện các điều khoản của Công ước. Trước hết, Công ước quy định nghĩa vụ của các bên là. | Trọng tài quốc tế đặc biệt theo Phụ lục VIII của Công ước Luật Biển năm 1982: Chức năng của Trọng tài này hẹp hơn so với Trọng tài chung theo Phụ lục VII nêu trên. Trọng tài đặc biệt theo Phụ lục VIII của Công ước Luật Biển năm 1982 chỉ giải quyết các tranh chấp về giải thích và thực hiện các quy định của Công ước liên quan đến 04 loại vụ việc. Đó là về đánh cá, bảo vệ mội trường biển, nghiên cứu khoa học biển và hàng hải. Trước hết, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, Quỹ Môi trường của Liên hợp quốc, Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ và Tổ chức Hàng hải quốc tế lập 04 danh sách Trọng tài viên thuộc chuyên ngành của mình. Mỗi quốc gia thành viên được quyền cử 02 chuyên gia trong mỗi lĩnh vực. Cách thức tổ chức Trọng tài đặc biệt như sau: Thông thường Trọng tài có 05 thành viên; mỗi bên tranh chấp chỉ định 02 Trọng tài viên (trong đó có thể có một người là công dân nước mình); sau đó hai bên cùng nhau chỉ định Trọng tài viên thứ năm làm Chủ tịch Trọng tài. Nếu trong vòng 30 ngày hai bên tranh chấp không cử được Chủ tịch Trọng tài thì Tổng Thư ký Liên hợp quốc sẽ cử. Công ước cũng quy định các bên chịu mọi chi phí cho Trọng tài, kể cả thù lao cho các trọng tài viên theo công thức 50/50. Tương tự như Trọng tài theo Phụ lục VII nói trên, các quyết định của Trọng tài đặc biệt cũng được thông qua bằng đa số phiếu. Trong trường hợp số phiếu thuận và phiếu chống ngang nhau thì phiếu của Chủ tịch Trọng tài sẽ quyết định. Phán quyết của Trọng tài đặc biệt là cuối cùng và không được kháng án. Nhưng nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận trước về việc kháng cáo thì cũng có thể đưa ra xem xét lại. Tất cả các bên trong vụ tranh chấp do Trọng tài xét xử phải tuân theo quyết định của Trọng tài. Nếu các bên có tranh chấp trong việc giải thích hay thực hiện quyết định của Trọng tài thì bất cứ bên nào cũng có quyền đưa ra Trọng tài đã ra quyết định để Trọng tài xem xét. Ngoài ra, nếu tất cả các bên tranh chấp nhất trí thì tranh chấp đó có thể được đưa lên Toà án quốc tế La Hay hoặc Toà án quốc tế về Luật Biển để giải quyết./.