1. Vị trí địa kinh tế và địa chính trị của biển Việt Nam Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2. Bờ biển Việt Nam dài trên km ở cả ba hướng: Đông, Nam và Tây Nam, trung bình khoảng 100km2 đất liền có 1km bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới), không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng hòn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, với diện tích. | Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tích cực tham gia các cuộc họp của các quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 trong việc bầu cử ra các cơ quan chuyên môn này của Công ước. Tiếp sau các cuộc bầu cử Cơ quan quyền lực đáy đại dương, Tòa án quốc tế về luật biển tháng 8/1996, mới đây Việt Nam tham gia tiếp việc bầu cử Ủy ban ranh giới ngoài của thềm lục địa. Cùng với các nước nhóm 77, Việt Nam đã đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề này sinh trong quá trình bầu cử, đảm bảo tiến hành bầu cử phù hợp với các quy định của Công ước và tôn trọng nguyên tắc phân bổ công bằng về địa lý giữa các nhóm nước, đảm bảo quyền lợi của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, việc triển khai các thể chế mới này đòi hỏi phải có sự đầu tư cho việc soạn thảo và thông qua các hiệp ước về trụ sở ký với các quốc gia chủ nhà (Đức và Gia-mai-ca); các Hiệp ước quy định quan hệ giữa các Cơ quan quyền lực đáy đại dương và tòa án quốc tế về Luật biển với Liên Hợp quốc và các tổ chức khác; các hiệp ước về quyền ưu đãi miễn trừ của nhân viên các cơ quan này; bộ luật về khai thác đáy đại dương. Việt Nam cũng cần quan tâm đến khả năng tham dự các tổ hợp quốc tế đăng ký các lô khai thác đáy đại dương với danh nghĩa bên đầu tư ban đầu. Hoạt động quốc tế mở rộng mang lại một thách thức mới cho Việt Nam trong việc đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật để tham dự trực tiếp vào các thể chế mới này cũng như các hoạt động đa dạng khác của chúng.